Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên Thế giới và Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 36)

Trên Thế giới

Trên thế giới quy trình thẩm định công nghệ môi trường ít được sử dụng rộng rãi do thị trường công nghệ môi trường được phát triển theo hướng kinh tế thị trường nên người sử dụng sẽ cố gắng tìm hiểu và lựa chọn các công nghệ tốt nhất và phù hợp nhất. Do đó các nhà phát triển công nghệ môi trường thuộc các công ty hoặc nhà sản xuất sẽ phải cố gắng tìm ra các công nghệ tiên tiến nhằm cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ môi trường.

- 32-

Vậy nên, thay vì thẩm định công nghệ môi trường, các nước trên thế giới có xu hướng đánh giá công nghệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường ở các nước trên thế giới được sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng công nghệ, việc đánh giá công nghệ môi trường mang tính chất tự nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ môi tốt nhất, phù hợp nhất trong thực tế.

Với mô hình đánh giá công nghệ môi trường Environmental Technology Verification, Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1995, Hàn Quốc bắt đầu từ 1997, Canada bắt đầu từ 1997…Hàng năm ở các nước này đã thực hiện chương trình đánh giá công nghệ môi trường với hàng trăm công nghệ xử lý chất thải được đánh giá, công nghệ môi trường phù hợp góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, phát triển thị trường [40].

Cụ thể, trung tâm khoa học môi trường Trung Quốc đã tiến hành đánh giá công nghệ sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc. Kết quả: Sau khi nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, chất lượng rượu cồn được tăng lên, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng…Sự ra đời của công nghệ này góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc.

Ở Việt Nam

Năm 2005, Cục Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá, bình chọn các mô hình xử lý chất thải làng nghề, bãi rác và một số ngành công nghiệp”, trong đó có sản phẩm “Dự thảo quy trình đánh giá công nghệ môi trường”. Đây là bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở tham khảo từ các quy trình của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cùng với cơ sở luật pháp và thực tiễn Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “Hoàn thiện quy trình xét chọn, đánh giá và thẩm định công nghệ môi trường”, Cục Bảo vệ môi trường đã bước đầu đưa ra tiêu chí và phương pháp đánh giá công nghệ môi trường. Loại hình công nghệ được đề xuất đánh giá là công nghệ môi trường phù hợp.

- 33-

đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy”, trong đó tài liệu này đã đưa ra phần hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải, theo đó, lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải và xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu [21].

Tác giả Lý Ngọc Kính và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến của Viện Công nghệ môi trường tại 3 bệnh viện: bệnh viện A – Thái Nguyên, bệnh viện C - Thái Nguyên và bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ - Thái Bình. Kết quả đánh giá đưa ra là công nghệ xử lý có chi phí thấp, phù hợp với khả năng bệnh viện, kết quả đạt được khả quan, đáp ứng được yêu cầu nước thải bệnh viện sau khi xử lý đưa ra môi trường [20].

- 34-

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Nước thải bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tuyến huyện tỉnh Nghệ An: Bệnh viện Đa khoa thị xã Cửa Lò, bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc, Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng quan thu thập tài liêu

Thu thập, chọn lọc tổng hợp những tài liệu có nội dung liên quan đến:

Hiện trạng quản lý nước thải bệnh viện, đặc điểm, thành phần, các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải bệnh viện.

Các quy định, quy chuẩn, các phương pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.

Tài liệu về đánh giá công nghệ môi trường. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Điều tra khảo sát hiện trạng công nghệ hệ thống xử lý nước thải: Sử dụng các phiếu câu hỏi, bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và cán bộ vận hành hệ thống xử lý nước thải (Phụ lục 1).

Tìm hiểu công nghệ xử lý, công đoạn xử lý, vận hành, bảo dưỡng định kỳ tại bốn bệnh viện, bằng quan sát trực tiếp, sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra (Phụ lục 1).

Lấy mẫu: Mẫu được lấy tại đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý chất thải bệnh viện Đa khoa thị xã Cửa Lò. Lưu lượng nước thải tại bệnh viện không đều, theo khảo sát thực tế tại bệnh viện, thời điểm 8 đến 10 giờ sáng và 5 đến 7 giờ chiều lưu lượng nước thải sử dụng nhiều nhất trong ngày, do các hoạt động khám chữa bệnh và vệ sinh của người nhà, người bệnh, cán bộ nhân viên bệnh viện, thời điểm 12 đến 2 giờ trưa và ban đêm là thời điểm lưu lượng nước ít nhất trong ngày, chính vì thế thời gian lấy mẫu diễn ra tại 3 thời điểm 9 giờ, 13giờ30 và 17 giờ . Thiết bị lấy mẫu ca nhựa, mẫu được đựng trong chai nhựa thể tích 1,5 lít.

- 35-

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu

Mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm với các thông số theo phương pháp tiêu chuẩn dưới đây:

Độ pH: TCVN 6492:1999: đo bằng máy đo với điện cực thủy tinh.

BOD5: TCVN 6001-1:2008: phương pháp pha loãng và đo oxy hòa tan ngày

thứ nhất và ngày thứ năm.

COD: SMEWW 5220-C: phương pháp đun hồi lưu với hỗn hợp chất oxy hóa

mạnh K2Cr2O7 và H2SO4, chuẩn độ lượng thuốc thử dư.

Chất rắn lơ lửng (SS): TCVN 6625-2000: phương pháp khối lượng, lọc, sấy

mẫu ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi.

Amoni (NH4+): TCVN 5988:1995: phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

Nitrat (NO3-): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002: phương pháp trắc quang,

sử dụng thuốc thử Disunfophenic.

Photphat (PO43-): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002, phương pháp trắc

quang, sử dụng thuốc thử Sunfomolipdic.

Sunfua (S2-): TCVN 4567-88: phương pháp chuẩn độ thể tích dựa theo phép

đo Iot.

Dầu mỡ động thực vật: TCVN 5070:1995: phương pháp khối lượng, mẫu được chiết tách, cô đặc loại dung môi, cân định lượng.

Tổng coliform: TCVN 6187-2:1996: phương pháp phát hiện và đếm coliform bằng phương pháp nhiều ống.

Số liệu phân tích được so sánh với cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Sau đó tính toán hiệu suất xử lý.

Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối với đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự (1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật, đánh tin cậy và có thể quản lý dễ dàng về tổ chức và kỹ thuật, khả thi về nguồn chi phí tài chính. Dummade (2002) đề xuất chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công

- 36-

nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại như sau: ổn định về mặt kỹ thuật; ổn định về mặt kinh tế; ổn định về môi trường và ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể được lựa chọn và có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên cũng như sự lãng phí rất lớn nguồn lựa kinh tế [28].

Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài là sử dụng ít tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô khác; đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng [33].

Nghiên cứu tổng quan các tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của Việt Nam 4 nhóm tiêu chí và 17 chỉ tiêu được sử dụng, lượng hóa để đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp ở bảng 1.7 [21]:

Bảng 1.7. Các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nƣớc thải

TT Tiêu chí / Nội dung

Điểm tối đa Khoảng dao động I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 40

1 Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải (QCVN) 15

Cả 3 lần lấy mẫu, tất cả chỉ tiêu đều đạt quy định 15

1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất một chỉ tiêu

không đạt quy định Từ 11-14 điểm

1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất hai chỉ tiêu

- 37-

TT Tiêu chí / Nội dung

Điểm tối đa

Khoảng dao động

Cả 3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất một chỉ tiêu

không đạt quy định 0

2 Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ chất ô nhiễm) 4

Hiệu quả xử lý đạt trên 80% (đối với 5 chỉ tiêu chính được lựa chọn phụ thuộc vào đặc tính từng loại nước thải)

4 Hiệu quả xử lý đạt 60-80% (đối với ít nhất 5 chỉ tiêu

chính được lựa chọn phụ thuộc vào đặc tính từng loại nước thải)

Từ 0-3 điểm

3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị 5

Thời gian sửa chữa lớn hơn 5 năm/lần 5

Thời gian sửa chữa lớn 3 năm/lần Từ 2-4 điểm

Thời gian sửa chữa lớn 1 năm/lần Từ 0-2 điểm

4 Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, khả năng

thay thế linh kiện, thiết bị 5

Toàn bộ thiết bị, linh kiện được sản xuất và chế tạo

trong nước 5

50% thiết bị, linh kiện được sản xuất và chế tạo

trong nước Từ 2-4 điểm

Toàn bộ thiết bị, linh kiện do nước ngoài sản xuất và

chế tạo Từ 0-2 điểm

5 Khả năng thích ứng khi tăng tải trọng/lưu lượng

nước thải 2

Hiệu quả xử lý không (hoặc ít) bị ảnh hưởng khi nồng độ hoặc lưu lượng thay đổi (+/-) 15% so với thiết kế

2 Hệ thống chỉ có khả năng xử lý đúng với lưu lượng

- 38-

TT Tiêu chí / Nội dung

Điểm tối đa

Khoảng dao động

6 Mức độ hiện đại, tự động hóa của công nghệ 3

Hệ thống công nghệ có mức tự động hóa cao 3

Hệ thống công nghệ có mức tự động hóa trung bình Từ 1-2 điểm

Hệ thống công nghệ có mức tự động hóa thấp Từ 0-1 điểm

7 Khả năng mở rộng, cải tiến modul của công nghệ 2

Có khả năng lắp ghép, cải tiến modul và mở rộng

công nghệ 2

Không hoặc ít có khả năng lắp ghép và cải tiến, mở

rộng modul công nghệ Từ 0-1 điểm

8 Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống

nước thải cho đến mức cán bộ vận hành thành thạo 4

Trên 01 tháng 4

Dưới 01 tháng Từ 0-3 điểm

II Tiêu chí về mặt kinh tế 28

9 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị 10

Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị thấp 10

Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị trung bình Từ 5-9 điểm

Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị cao Từ 2-4 điểm

10 Chi phí vận hành (tính theo VND/m3 nước thải) 10

- 39-

TT Tiêu chí / Nội dung

Điểm tối đa

Khoảng dao động

Chi phí vận hành trung bình Từ 5-9 điểm

Chi phí vận hành cao Từ 2-4 điểm

11 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thiết bị và nguyên

liệu) 8

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức độ thấp 8

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức độ trung bình Từ 4-7 điểm

Chi phí bảo dưỡng sửa chữa ở mức độ cao Từ 1-3 điểm

III Tiêu chí về mặt môi trƣờng 22

12 Diện tích không gian sử dụng của hệ thống, hiệu quả

đất sử dụng 5

Hiệu quả sử dụng đất, không gian của hệ thống công

nghệ ở mức độ hợp lý 5

Hiệu quả sử dụng đất, không gian của hệ thống công

nghệ ở mức độ chưa hợp lý Từ 2-4 điểm

13 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và năng lượng 6

Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng ở mức độ thấp 6

Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng ở mức trung

bình Từ 3-5 điểm

Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng ở mức cao Từ 1-2 điểm

14 Khả năng tái sử dụng, mức độ xử lý chất thải thứ cấp 5

Có khả năng xử lý tốt chất thải thứ cấp 5

- 40-

TT Tiêu chí / Nội dung

Điểm tối đa

Khoảng dao động

15 Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải pháp phòng

ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật 6

Có các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố nhanh 6

Không hoặc ít có giải pháp hoặc khả năng phòng

ngừa, khắc phục sự cố chậm Từ 0-5 điểm

IV Tiêu chí về mặt xã hội 10

16 Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống 5

Được thiết kế, xây dựng đẹp phù hợp với phối cảnh

không gian 5

Thiết kế chưa đẹp hoặc chưa phù hợp với phối cảnh

không gian Từ 0-4 điểm

17 Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền 5

Sử dụng tốt trong các điều kiện vùng, miền khác

nhau 5

Chỉ sử dụng tốt trong điều kiện vùng miền nhất định Từ 0-4 điểm

Tổng số 100

Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý

1. Điều kiên bắt buộc Tiêu chí (I.1)>10

2. Tổng điểm Tổng điểm <50 Không nên áp dụng

50< Tổng điểm < 70 Có thể áp dụng

Tổng điểm >70 Khuyến khích áp dụng

Phương pháp tham vấn chuyên gia

Tham vấn ý kiến các chuyên gia về công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, các ý kiến đơn vị thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ.

- 41-

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng nƣớc thải tại bệnh viện tuyến huyện Nghệ An huyện Nghệ An

Bệnh viện Đa khoa thị xã Cửa Lò

Bệnh viện Đa khoa thị xã Cửa Lò thuộc địa phận xã Nghi Hương – thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An có vị trí nằm ở tọa độ từ 18 độ 45’ đến 18 độ 50’ vĩ độ bắc và từ 105 độ 42’ đến 105 độ 45’ kinh độ đông, đây là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió

mùa của vùng Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23 – 25oC,

hướng gió thịnh hành là Tây Nam, gió nóng và khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9, và gió Đông Bắc mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt, kèm theo sương muối kéo

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)