Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 35)

Hiện nay có 2 mô hình được các nước trên thế giới phát triển và áp dụng là đánh giá công nghệ môi trường theo mô hình Environmental Technology Assessment và Environmental Technology Verification.

Mô hình đánh giá công nghệ môi trường Environmental Technology Assessment do chương trình môi trường Liên hợp quốc xây dựng và phát triển, được khuyến khích sử dụng tại các nước đang phát triển. Mô hình này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lợi ích, hiệu quả môi trường của các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ thân thiện với môi trường hơn là việc đánh giá các công nghệ môi trường.

Mô hình đánh giá công nghệ môi trường Environmental Technology Verification: được sử dụng tại nhiều quốc gia phát triển (Anh, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Mô hình này lần đầu tiên được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phát triển vào năm 1995. Mô hình đánh giá công nghệ môi trường Environmental Technology Verification được chia theo nhiều loại khác nhau như: Quy trình đánh giá các công nghệ quan trắc môi trường, công nghệ xử lý các chất thải rắn, nước thải, ô nhiễm không khí, cũng như quy trình đánh giá công nghệ phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Thực tế cho thấy, mô hình Environmental Technology Verification là mô hình tốt để đánh giá công nghệ môi trường nhằm cung cấp cho người sử dụng công nghệ, các nhà chính sách và các cơ quan hữu quan một cách tiếp cận để phân tích hiệu quả và lựa chọn công nghệ phù hợp nhất và tốt nhất trong việc bảo vệ môi trường.

- 31-

Bảng 1.6. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trƣờng

Doanh nghiệp Chính phủ Cộng đồng

- Tránh khỏi các chi phí ngăn ngừa ô nhiễm và làm sạch môi trường.

- Tránh khỏi vấn đề về luật pháp và chi phí phạt. - Cải thiện hình ảnh công ty trong cộng đồng và thị trường.

- Giảm chi phí bảo dưỡng và cải thiện kết quả môi trường sau cùng.

- Giảm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân.

- Giảm phí y tế do tai nạn nghề nghiệp và ô nhiễm. - Tránh được chi phí làm sạch môi trường.

- Khả năng quy hoạch và quản lý môi trường tốt hơn.

- Duy trì hiệu quả kinh tế đang có trong việc sử dụng tài nguyên địa phương.

- Chất lượng cuộc sống cao hơn.

- Hạn chế rủi ro, tai nạn nghề nghiệp.

- Rủi ro sức khỏe thấp hơn do ô nhiễm công nghiệp.

- Duy trì các giá trị văn hóa, xã hội.

- Bảo đảm bảo vệ môi trường của cộng đồng

Nguồn: [40]

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 35)