Công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh viện thị xã

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 54)

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa thị xã Cửa Lò được chỉ ra ở hình 3.3 dưới đây:

- 50-

Nƣớc thải y tế

Song chắn rác

Bể thu gom, điều hòa

Bơm Bể kị khí Thiết bị xử lý thiếu khí Thiết bị xử lý hiếu khí Bơm Tuần hoàn Bể chứa bùn Xe hút bùn Máy khí/ Blower Thiết bị lắng + Lọc màng

Bồn chứa Hóa chất rửa màng

Bồn chứa nƣớc sạch Bơm

Nƣớc sau xử lí

Bơm

- 51-

Nguyên lý hoạt động công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh viện thị xã Cửa Lò

Nước thải tại bệnh viện bao gồm các hoạt động tắm giắt vệ sinh của bệnh nhân, các hoạt động khám chữa bệnh, phẫu thuật và các hoạt động dịch vụ được thu gom qua hệ thống thu gom theo nguyên tắc tự chảy qua song chắn rác giữ lại các vật thể có kích thước lớn sau đó qua máng tách dầu mỡ và chảy về bể thu gom điều

hòa. Tại bể thu gom điều hòa với dung tích 11 m3, lưu lượng nước thải được lưu trữ

khoảng 04 – 05 giờ. Bể thu gom điều hòa, bể kị khí, bể bùn được xây dựng chìm và liền khối với nhau.

Sau khi qua bể thu gom điều hòa nước thải chảy sang bể kị khí, tại bể kị khí có VSV sẽ giúp cho việc phân giải một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy tạo ra các chất hữu cơ mạch ngắn hơn, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho tạo điều kiện cho xử lý hiếu khí công đoạn tiếp theo. Bể kị khí được xây dựng chìm, dung tích

25m3 đảm bảo thời gian lưu 06 – 08 giờ.

Nước thải sau khi đi qua bể kỵ khí được bơm lên thiết bị xử lý thiếu khí bằng hệ thống bơm đặt chìm điều khiển theo nguyên tắc đo mức, thiết bị xử lý thiếu khí

được chế tạo là hệ thống bể composite đặt nổi có dung tích 18m3 đảm bảo thời gian

lưu của nước thải cần xử lý trong bể là 5 – 6 giờ, bao gồm hệ thống bơm đảo trộn, ống tưới đục lỗ và giá thể sinh học dạng bóng tròn. Tại thiết bị này là quá trình bắt

buộc nhằm giảm nitơ trong nước thải, ở đây N03 được chuyển hóa thành N2 khi

không có mặt ôxy, và cũng giảm một phần BOD, COD.

Nước thải sau khi qua bể thiếu khí sẽ tiếp tục được đưa qua bể xử lý hiếu khí, cũng nhằm giải quyết triệt để các chất hữu cơ có trong nước thải thông qua sự hoạt

động của hệ VSV hiếu khí, cũng chuyển hóa NH4 thành N03 và tạo cơ chế hồi lưu

N03 lỏng (hòa tan trong nước thải) và một phần bùn hoạt tính về bể thiếu khí để khử

nitơ. Bể hiếu khí với dung tích 18 m3, chế tạo bằng composite đặt nổi, bên trong bố

trí hệ thống phân phối khí và giá thể sinh học di động, làm tăng mật độ VSV.

Sau khi đi qua thiết bị xử lý hếu khí nước thải sẽ được dẫn sang thiết bị lắng thứ cấp, thiết bị lắng thứ cấp có chức năng giữ lại phần bùn hoạt tính, cặn lơ lửng trong nước, nước sau khi qua hệ thống lắng thứ cấp sẽ có độ trong đủ tiêu chuẩn xả

- 52-

thải, giảm tải hàm lượng SS trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ phản ứng sinh học kết hợp màng lọc. Lượng bùn hoạt tính lắng xuống đáy thu của thiết bị được bơm tuần hoàn bùn bổ sung bùn cho bể thiếu khí, lượng bùn còn lại sẽ được đưa sang bể thu bùn. Thiết bị lắng thứ cấp liền khối với hệ thống tách

nước khử trùng bằng màng lọc với dung tích 9m3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi được thải ra ngoài môi trường, nước được đưa đến bể khử trùng là một ngăn riêng có dung tích đủ lớn để chứa bộ màng lọc. Tại đây nước thải được khử trùng bằng bộ màng lọc. Bên trong bể được sục khí mạnh để tránh hiện tượng bám dính bùn lên bề mặt màng lọc. Khi có hiện tượng màng lọc bị tắc, hoặc lọc kém, sẽ được người vận hành vệ sinh, thay thế. Hoạt động của bộ màng lọc ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng, chất lượng của hệ thống, tại hệ thống có 2 bơm hút chân không, đặt chế độ tự động và đồng hồ đo lưu lượng, hút nước thải qua bộ màng lọc đưa ra bể chứa nước sạch, trước khi thải ra môi trường. Người vận hành quan sát bằng mắt và nhờ có đồng hồ đo lưu lượng có thể phát hiện bộ màng lọc hoạt động không ổn định để có biện pháp khắc phục, vệ sinh, hoặc thay thế.

Bể chứa bùn có dung tích 7 m3. Lượng bùn dư tại các bể sẽ được xả định kỳ

vào bể chứa bùn, do quan sát của người vận hành hệ thống, lượng nước được gạn ra sẽ quay trở lại bể thu gom điều hòa, phần bùn đặc hơn được lưu giữ tại bể bùn và được hút định kỳ khoảng 6 tháng/lần.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 54)