Các tiêu chí về kinh tế

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 60)

- Chi phí điện năng tiêu thụ: Tất cả các thiết bị máy móc trong hệ thống

như: bơm nước thải, máy thổi khí, bơm hút chân không, bơm rửa màng lọc và bơm bùn đều tiêu thụ điện. Lượng điện năng tiêu thu phụ thuộc vào số giờ hoạt động của hệ thống và công suất của máy. Chi phí tiêu thụ điện năng của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thị xã Cửa Lò được nêu trong bảng 3.4 dưới đây:

- 56-

Bảng 3.4. Tổng năng lƣợng tiêu thụ hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện thị xã Cửa Lò TT Thiết bị Công suất (kW) Số lƣợng sử dụng Thời gian hoạt động (giờ/ngày)

Điện năng tiêu thụ

(kWh/ngày)

1 Bơm nước thải 1 2 6 12

2 Bơm tuần hoàn bùn 0,5 2 2 2

3 Máy thổi khí 3 2 12 72

4 Bơm rửa màng lọc 3 1 2 6

5 Bơm hút chân không 3 1 12 36

Tổng cộng 128

Tổng điện năng tiêu thụ cho toàn hệ thống: 128 kWh/ngày

Chi phí điện năng của hệ thống: 128(kWh/ngày)x1500(đ) = 192.000(đ/ngày)

Công suất hệ thống là 70 m3/ngày đêm

Chi phí điện năng xử lý 1m3 nước thải: 2.743 (đ/m3

)

- Chi phí hóa chất sử dụng: Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải

bệnh viện thị xã Cửa Lò là javen (7% clo), dùng để khử trùng bộ màng lọc. Nếu hệ thống hoạt động ổn định định kỳ 1 tháng hệ thống tiêu thụ hết 15 lít nước javen. Chi phí được tính trong bảng 3.5 dưới đây:

- 57-

Bảng 3.5. Chi phí sử dụng hóa chất của hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện thị xã Cửa Lò

TT Tên hóa chất Đơn vị Số lƣợng

sử dụng

I Hóa chất khử trùng

1 Công suất hệ thống m3/ngày.đêm 70

2 Khối lượng dung dịch nước Javen cho một ngày lít 0.5

3 Đơn giá dung dịch Javen đ/lít 8.000

4 Chi phí vận hành cho hóa chất khử trùng cho

một ngày hệ thống hoạt động đ/ngày 4.000

5 Chi phí vận hành cho hóa chất khử trùng cho

xử lý 1 m3 nƣớc thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đ/m3 nước

thải 57

- Chi phí nhân công vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải: Hệ thống xử lý

nước thải bệnh viện thị xã Cửa Lò được 3 nhân viên thuộc phòng Hành chính phụ trách vận hành, trong đó có 1 cử nhân và công nhân thuộc lĩnh vực chuyên môn điện, nước, không có cán bộ chuyên trách về môi trường. Chi phí nhân công vận hành hệ thống được tính ở bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Chi phí nhân công vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện thị xã Cửa Lò

TT Tên Đơn vị Số lƣợng

1 Công suất hệ thống m3/ngày.đêm 70

2 Một ngày làm việc ca 3

- 58-

TT Tên Đơn vị Số lƣợng

4 Số ngày hoạt động của hệ thống ngày/tháng 30

5 Lương trả cho một công nhân đ/tháng 3.000.000

6 Số lượng công nhân vận hành người 3

7 Tổng lương trả cho công nhân vận hành đ/tháng 9.000.000

Lƣơng trả cho một ngày vận hành hệ thống đ/ngày 300.000

Lƣơng trả cho 1 m3

nƣớc thải cần xử lý đ/m3 nước

thải 4.285

Đánh giá chung về chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thị xã Cửa Lò: Chỉ tiêu về mặt kinh tế là chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá một công nghệ có mang tính phù hợp, có thể được áp dụng, và mang tính ổn định lâu dài. Một hệ thống xử lý nước thải từ lúc xây dựng đến khi chuyển giao công nghệ đưa vào hoạt động ổn định có sự đầu tư chi phí không nhỏ. Từ số vốn đầu tư để xây dựng, lắp đặt thiết bị, máy móc, đến các chi phí thường xuyên trong quá trình vận hành như điện, hóa chất, nhân công, công tác bảo dưỡng, bảo trì, thay mới khi có hỏng hóc xảy ra. Các tiêu chí kinh tế của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thị xã Cửa Lò được tổng hợp ở bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện thị xã Cửa Lò

TT Hạng mục Đơn vị Chi phí

I Tổng chi phí xây dựng và lắp đặt hệ

thống đ 2.551.685.883

II Công suất xử lý m3/ngày 70

- 59-

TT Hạng mục Đơn vị Chi phí

1 Chi phí điện năng đ/ngày 192.000

2 Chi phí hóa chất đ/ngày 4.000

3 Chi phí nhân công đ/ngày 300.000

4 Tổng chi phí cho một ngày vận hành đ/ngày 496.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Tổng chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải đ/m3

nước

thải 7.085

6 Tổng chi phí vận hành cho một tháng (30

ngày) đ/tháng 14.880.000

7 Tổng chi phí vận hành cho một năm (12

tháng) đ/năm 178.560.000

IV Chi phí bảo dƣỡng đ/năm 250.000.000

Từ bảng tổng hợp chỉ tiêu về kinh tế của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thị xã Cửa Lò thấy rằng, để xây dựng, lắp đặt đưa vào hoạt động ổn định cần có số vốn đầu từ ban đầu khá lớn 2,551,685,883 VND, trong đó chi phí phần xây dựng chiếm 300 triệu đồng, còn lại là chi phi lắp đặt thiết bị, do thiết bị máy móc đều được sản xuất và nhập khẩu ở nước ngoài, đặc biệt là chi phi nhập khẩu màng vi lọc, ngoại trừ lớp vỏ composite của các thiết bị xử lý và hệ đường ống công nghệ được sản xuất trong nước, nên cũng giảm một phần chi phí đầu tư ban đầu.Với công suất thiết kế hiện tại, hệ thống hoàn toàn có thể đáp ứng được lưu lượng nước thải của bệnh viện và có thể chịu tải được nếu bệnh viện mở rộng thêm số giường bệnh,

lên đến 100 m3/ngày.

Hệ thống vừa mới được bàn giao và đi vào hoạt động ổn định chưa được lâu, nên hầu hết các thiết bị, máy móc đều ở tình trạng hoạt động tốt, chưa gặp bất cứ sự cố, hỏng hóc hay thay thế. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa chưa có cụ thể hàng năm, nhưng theo ước tính là 250.000.000 bởi đây là công nghệ, thiết bị, máy móc tiên tiến nhất hiện nay, đòi hỏi phải có chế độ bảo dưỡng đặc biệt.

- 60-

Từ bảng tổng hợp chi phí kinh tế, thấy rằng chi phí vận hành xử lý 1m3 nước

thải là khá cao 7.085 đồng/m3, trong đó thì chủ yếu là chi phí điện năng tiêu thụ và

chi phí nhân công. Hầu hết các thiết bị, máy móc của hệ thống đều tiêu thụ điện với công suất khá lớn, đặc biệt là hai máy thổi khí với công suất 3kW, phải hoạt động gần như liên tục trong cả ngày, một phần để đảm bảo sự ổn định của hệ VSV trong thiết bị xử lý hiếu khí, một phần sục rửa để tránh tình trạng đóng cặn, mảng bám trên các màng vi lọc. Ngoài ra thì hai bơm hút chân không tại bể khử trùng hệ thống này cũng tiêu thụ khá nhiều điện năng hơn các hệ thống khác do phải hút nước qua màng vi lọc, trong khi ở các bể khử trùng của hệ thống công nghệ khác thì nước thì tự chảy tràn ra môi trường.

Hệ thống có hai chế độ tự động và điều khiển bằng tay, nhưng khi điều khiển ở chế độ tự động hay điều khiển bằng tay, người vận hành vẫn phải định kỳ mở van xả bùn về bể bùn, pha hóa chất tẩy rửa và sục rửa vệ sinh bộ màng vi lọc, khi đó cần ít nhất là 2 người mới có thể thực hiện được công việc, dó đó với công suất hệ thống

xử lý của bệnh viện mà chi phí nhân công cho 1 m3 nước thải của hệ thống khá cao

4.285 đồng/m3

. Do đó để có thể giảm được chi phí vận hành, nên đưa về chế độ tự động hoàn toàn, để công tác kiểm tra, công tác vận hành thuận lợi hơn, cũng như giảm bớt khâu tác động bởi sức lao động của con người, giảm được số nhân công vận hành hệ thống. Trong quá trình vận hành hệ thống, tuy không có cán bộ nào chuyên trách về môi trường, tuy chưa nắm rõ được hoàn toàn hệ thống, nhưng trong các khâu vận hành thực hiện khá tốt. Đơn vị thi công lắp đặt cũng cần quan tâm nhiều hơn, khi có sự cố xảy ra có thể hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ vận hành thành thạo hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả (Trang 60)