Nghĩa của kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức hiện nay

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội (Trang 25)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. nghĩa của kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức hiện nay

Xã hội loài người đều thừa nhận vai trò to lớn của đạo đức trong viêc duy trì trật tự ổn định và phát triển xã hội. Chính đạo đức đã giúp con người tạo dựng nên cuộc sống tốt đẹp và nhân cách của họ. Trong mỗi chế độ xã hội có những hệ thống nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức riêng để điều chỉnh hành vi của con người. Con người một mặt bị ảnh hưởng bởi các truyền thống đạo đức mặt khác họ phải tiếp thu những chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại. Trong đó việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong việc giáo dục đạo đức cho Thanh niên Thủ đô Hà Nội ngày nay là một việc làm rất cần thiết.

đức, trốn tránh nhiệm vụ, sống theo lối sống vị kỷ, vụ lợi, sa vào các tệ nạn xã hội … Vì vậy việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên là để họ có nhận thức đúng đắn, có lý tưởng sống cao đẹp, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đánh giá cao vai trò của việc kết hợp hai yếu tố này trong hoàn thiện nhân cách con người: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người cũng cho rằng, đạo đức của con người không phải tự nhiên mà có, nó do sự giáo dục sự rèn luyện bền bỉ lâu dài mới có được “hiền dữ phải đâu là tính sẵn - phần nhiều do giáo dục mà nên” [23].

Đối với thanh niên, việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức để họ hình thành hệ thống lập trường chính trị, quan điểm, thế giới quan macxít và những phẩm chất đạo đức phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đồng thời, còn giúp cho thanh niên hiểu và nắm vững đường lối chính sách của đảng, phát luật của nhà nước từ đó có ý thức sống và làm việc tuân thủ theo hiến pháp và phát luật để họ trở thành những công dân tốt, lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người chủ xứng đáng của đất nước và là người cách mạng chân chính. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên để họ nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ và có trách nhiệm của mình đối với thế hệ đi trước và đối với những yêu cầu mà đất nước đang đặt ra.

Hiện nay, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, buộc người thanh niên có văn hóa đạo đức. Kinh tế thị trường tác động theo hai hướng: hoặc đặt cá nhân vào vị trí của thể vận hành nền kinh tế nên vai trò của cá nhân được đề cao trong mọi lĩnh vực hoạt động - hoặc khuyến khích sự phát triển cá nhân và đề cao lợi ích cá nhân đã kích thích không ít người vốn mang sẵn trong mình động cơ cá nhân, lợi dụng để làm giàu bất chính, lợi dụng tập thể để mưu lợi cá nhân. Từ sự thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi của các chuẩn mực đạo đức, bị xem nhẹ, sống không có lý tưởng, thực dụng, sung bái đồng tiền, xa hoa lãng phí nhiều giá trị đạo đức bị coi thường, một số thuần phong mỹ tục và xâm phạm. Trước tình hình đó kết hợp giữa truyền thống và hiện

đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên là một vấn đề cần thiết và có tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đạo đức, phù hợp và góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)