8. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Vận dụng những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc kết hợp truyền
thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với thanh niên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hình thức giáo dục đối với thanh niên cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa thích cái mới và sự sáng tạo; đề cao yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của người thanh niên, đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức; gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo bồi dưỡng và phát huy thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiệu quả nhất là thông qua giáo dục lịch sử, qua các gương điển hình tiên tiến và việc nêu gương tôn vinh người tốt, việc tốt.
Không ngừng tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ; lấy giáo dục nhân cách, giáo dục làm người là chính. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bùng nổ thông tin mạnh mẽ như ngày nay, việc bồi dưỡng lý tưởng, tạo dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên chính là còn giúp họ biết chọn lựa, tiếp thu những tinh hoa văn hoá và nâng cao khả năng đề kháng trước các âm mưu phá hoại, chia rẽ, lôi kéo của các thế lực thù địch, các cám dỗ vật chất và các tệ nạn xã hội khác.
Tiếp tục cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống của Đoàn, trong lao động học tập, sinh hoạt của Đoàn viên thanh niên.
Đổi mới chương trình “ Rèn luyện đoàn viên” theo hướng phù hợp với tình hình mới và tính thực tiễn trong triển khai và nâng cao chất lượng đội ngũ đoàn viên, đoàn viên ưu tú về bản lĩnh chính trị, lý tưởng đạo đức cách mạng và lối sống văn hóa. Chú trọng nội dung giáo dục rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa. Chú trọng nội dung giáo dục rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống kỹ năng xã hội, khả năng đoàn kết hợp thanh niên.
Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên phải luôn được cập nhật, mang tính thiết thực hữu ích, gắn thực tiễn, không nên quá dàn trải nhiều vấn đề. Những kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các giá trị nhân văn cần phải được chú trọng, đặt ở vị trí xứng đáng. Cần chú ý giáo dục toàn diện, trong đó giáo dục thanh niên thấm nhuần đạo đức cách mạng; nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa với đào tạo nghề nghiệp.
3.3. Giải pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng, các tổ chức của thanh niên và xã hội trong việc nâng cao hiệu quả kết hợp giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
Với vị trí, chức năng riêng của mình, mỗi môi trường (gia đình, nhà trường, các tổ chức thanh niên và xã hội) đều góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức thanh niên và xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp với tác động đa chiều, với nhiều sắc thái khác nhau để mỗi thành viên thanh niên học tập và rèn luyện đạo đức cho mình. Đây là một giải pháp có tính thực tiễn cao, và có thể nói là một nguyên tắc căn bản của giáo dục đạo đức xã hội.
* Đối với gia đình:
Gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của cộng đồng xã hội. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Tư tưởng đó của Người đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (Bổ sung, phát triển năm 2011): “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.
Gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là trường học đầu tiên gây dựng nhân cách, đạo đức và nhận thức cho mỗi cá nhân. Gia đình còn là chỗ nương tựa khi khó khăn, là nguồn khích lệ khi thành công. Gia đình bồi đắp tình máu mủ ruột rà đến lòng nhân ái trong cộng đồng, cao hơn là tình yêu lý tưởng cao đẹp, tình yêu Tổ quốc. Gia đình còn là nơi gìn giữ và lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài chức năng sinh sản, bảo tồn, phát triển nòi giống thì chức năng giáo dục, hình thành nhân cách và chức năng xã hội của gia đình là những yếu tố quyết định giúp các thành viên tìm được chỗ đứng của mình trong cộng đồng xã hội. Thế mạnh của gia đình là ở sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc đến từng thành viên, biết được mặt mạnh yếu của từng người - trên cơ sở của tình yêu thương, đùm bọc và trách nhiệm đối với nhau mà gia đình có thể tìm ra phương pháp hữu hiệu, thích hợp mang sức cảm hóa to lớn, tác động đến đối tượng giáo dục mà nhà trường và xã hội không thể có được. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ; mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.
* Đối với nhà trường:
Vấn đề giáo dục đạo đức phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu đạo đức thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có nền nếp, kỷ cương, kỷ luật, là nơi trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản, chính thống , nơi giáo dục cho thanh niên lý tưởng sống, rèn luyện cho thanh niên những phẩm chất đạo đức cần thiết của công dân, tạo dựng cho họ những ước mơ hoài bão lớn lao, đồng thời cũng là cơ sở
để họ biến những ước mơ đó thành hiện thực. Do vậy, một môi trường giáo dục hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.
Giáo dục trong nhà trường là hoạt động có mục đích, mang tính chiến lược, với định hướng giá trị đạo đức, giá trị nhân cách tiến bộ, tôn trọng nhân phẩm, phát triển tài năng, rèn luyện ý chí, trau dồi đạo đức. Trong các thiết chế xã hội, nhà trường chính là nơi cung cấp một cách có hệ thống những quan điểm, những phạm trù về các môn học, trong đó có môn học đạo đức, trên cơ sở đó làm cho các em hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức.
Để công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường đạt hiệu quả cao, mỗi thầy giáo, cô giáo phải là những tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh, sinh viên noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn cả trăm lần bài diễn văn tuyên truyền”[24]. Muốn vậy đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo phải nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi kiến thức, tu dưỡng rèn luyện đạo đức. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin: “chính con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Bởi người thầy là “kỹ sư tâm hồn”, là người dẫn đường, chỉ lối và góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên. Tư cách của người thầy được thể hiện không chỉ trên lớp, ở trường mà còn cả trong những hoạt động hàng ngày.
* Đối với các tổ chức của thanh niên:
Các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên, là tổ chức góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng và giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đoàn thanh niên chính là hạt nhân chính trị tham gia vào việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống… cho thanh niên thông qua các hoạt động khác nhau.
Thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ công tác quan trọng, đặt ra thường xuyên, liên tục đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng và các tổ chức thanh niên nói chung. Để đạt được mục tiêu và
những nội dung đã đề ra, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Về tổ chức hoạt động: Kiên trì phương châm giáo dục thông qua các phong trào hành động cách mạng, qua điển hình tiên tiến, khuyến khích ý thức tự rèn luyện của thanh niên gắn với tham gia sinh hoạt trong tổ chức Đoàn. Phát huy ưu thế của các phương tiện truyền thông hiện đại, đa phương tiện, hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn và báo chí chính thống của Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục; sử dụng có hiệu quả các hình thức, công cụ giáo dục mới như Internet, mạng xã hội... Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội trong công tác giáo dục thanh thiếu nhi. Lựa chọn, phân công cán bộ giỏi lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ, nắm chắc thực tiễn làm công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, duy trì và phát triển đội ngũ cộng tác viên trong công tác giáo dục của Đoàn.
- Về việc phát huy các thiết chế giáo dục của Đoàn: Xây dựng, mở rộng mạng lưới các trung tâm hoạt động thanh niên trên địa bàn Thủ đô; Tăng cường định hướng giá trị thông qua các loại hình văn hóa, văn học nghệ thuật; Nâng cao khả năng phối hợp, lồng ghép các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội với các đoàn thể quần chúng nhân dân và các chủ thể xã hội khác nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.
- Về công tác truyền thông của Đoàn: Tăng cường giáo dục thanh niên thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại và hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn thanh niên. Phát huy, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống báo chí, xuất bản, các công cụ báo chí điện tử, Website của Đoàn thanh niên, tận dụng ưu thế tích cực của các mạng xã hội trong việc tiếp cận và truyền đạt nội dung tuyên truyền, định hướng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho đoàn viên, thanh niên,…
* Đối với xã hội:
thành trên cơ sở của một thiết chế xã hội; các giá trị đạo đức là kết quả các mối quan hệ giữa người với người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho con người, ở đây cụ thể là đối tượng thanh niên Hà Nội, cần phải có sự quan tâm đúng mực của toàn xã hội, mà trước hết là phải tạo ra môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh. Trong Luận cương về Phoi ơ bach, C.Mác đã viết: “Con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục, rằng do đó con người đã biến đổi là sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nền giáo dục đã thay đổi”[18]. Thêm vào đó, với đặc điểm là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, thủ đô Hà Nội lại càng cần phải được cả xã hội quan tâm hơn cả. Do vậy, vai trò của xã hội trong việc kết hợp giữ truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô lại càng trở nên to lớn.
Để làm được điều này, cần phải chú ý tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính sách xã hội, đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng; và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện, thi hành pháp luật.
3.4. Giải pháp đƣa thanh niên vào các hoạt động thực tiễn kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
Cần tích cực hướng thanh niên thủ đô vào những phong trào như phong trào thanh niên lập nghiệp, phong trào mùa hè xanh, phong trào tri thức trẻ về cơ sở, phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào dạy tốt học tốt trong các trường học, phong trào vì thủ đô xanh sạch đẹp …
Phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của thanh niên. Thanh niên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình.
Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống.
Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Thanh niên thủ đô cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH, thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của giáo dục thật sự quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học đạo đức trong nhà trường, hay chỉ là của ngành giáo dục.
Tổ chức các phong trào như “Tôi yêu Hà Nội”: Nhân dịp kỷ niệm 45 năm