7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1 Trung Quốc
2.2.1.1 Chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Bước sang thế kỷ XXI, ngoại giao Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, xuất hiện và hình thành những hình thức mới, thể hiện đặc điểm của ngoại giao “phát triển hòa bình” của Trung Quốc. Một trong những thay đổi nổi bật của ngoại giao Trung Quốc những năm gần đây là ngoại giao đa phương ngày càng linh hoạt, có vị trí ngày càng cao và vai trò ngày càng lớn trong ngoại giao tổng thể của Trung Quốc. Tại Đông Bắc Á, Trung Quốc thông qua việc tổ chức “đàm phán sáu bên” để thúc đẩy giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tại Đông Nam Á, Trung Quốc tích cực phát triển mối quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh với ASEAN, thông qua cơ chế “10+1” để thúc đẩy hợp tác toàn diện với 10 nước Đông Nam Á bao gồm việc ký Hiệp định xây dựng khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN.
Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc xem chiến lược “trỗi dậy hòa bình” là sứ mệnh lịch sử mà quốc gia này phải gánh vác. Đối với khu vực Châu Á, mục tiêu quan trọng trong quan hệ đối ngoại mà Trung Quốc tìm kiếm tại khu vực này là: bảo vệ hòa bình, ổn định biên giới, tích cực thúc đẩy tiến trình hợp tác và nhất thể hóa trong khu vực, nỗ lực xây dựng khuôn khổ thể chế hóa vì một khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển. Về thực chất, nước này muốn tạo dựng một môi trường xung quanh ổn định có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc.
Nhằm thực hiện những mục tiêu trên, Trung quốc đã áp dụng những biện pháp cụ thể sau: Thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác đa
phương ở một số khu vực như Đông Bắc Á, Đông Nam Á,… mà trọng điểm là thông qua xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh, tin cậy lẫn nhau nhằm củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực. Sau chiến tranh lạnh, cách nhìn của Trung Quốc về các tổ chức đa phương trong khu vực có sự chuyển biến rất lớn. Năm 1994, Trung Quốc lần đầu tiên tham gia vào hoạt động của một tổ chức an ninh trong khu vực – Diễn đàn ASEAN, tiếp đến Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là một bước tiến quan trọng để Trung Quốc tham gia vào các công việc của khu vực thông qua các tổ chức đa phương. Ngoài ra, động thái của Trung Quốc đối với các hoạt động đa phương của khu vực như APEC, ASEAN+1, ASEAN+3, tổ chức xây dựng Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN, Đối thoại an ninh Đông Bắc Á, Hội nghị cấp cao Đông Á… cũng ngày càng năng động, thể hiện quan điểm tích cực của nước này đối với việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế và khu vực.
Trung Quốc tiếp tục chiến lược “trỗi dậy hòa bình” bằng cách không chỉ tham gia vào các tổ chức/thể chế kinh tế tài chính quốc tế và khu vực mà sẽ tìm mọi cách để gia tăng ảnh hưởng của mình tại các tổ chức/thể chế này. Qua đó, can thiệp sâu hơn vào quá trình hoạch định các chính sách kinh tế tài chính và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược “vững chân ở châu Á, vươn ra thế giới” tiếp tục cảnh giác trước những động thái, chính sách của các nước lớn, nhất là Mỹ, trong việc can thiệp hay xâm phạm vào vùng ảnh hưởng truyền thống của mình. Đặc biệt tại Đông Á, Trung Quốc sẽ tìm cách tạo dựng và kiểm soát được quan hệ với ASEAN nhằm nâng cấp quan hệ với các nước vốn là đồng minh của Mỹ (Thái Lan, Singapore, Philippines), tìm cách nâng cao ảnh hưởng về chính trị, kinh tế đối với các nước Bắc Triều Tiên, Mianma…; đồng thời cũng sẽ không ngừng
tranh giành ảnh hưởng tại các địa bàn vốn là vùng ảnh hưởng truyền thống của EU (như châu Phi, khu vực Địa Trung Hải) hay của Mỹ (như Mỹ latinh).
Chính sách “ngoại giao láng giềng” cũng là một chiến lược ngoại giao được chú trọng của quốc gia khổng lồ này. Nhìn lại chính sách “ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Bắc Á (Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc) trong những năm đầu của thế kỷ XXI vừa qua, có thể thấy rằng qua thực tế và qua những phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thì với phương châm chính sách “hữu nghị cùng láng giềng, an ninh cùng láng giềng, làm giàu cùng láng giềng”… đã thu được thành quả quan trọng, góp phần tích cực cho sự “trỗi dậy” của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều nhân tố bất ổn còn tồn tại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Bắc Á. Vì vậy, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Bắc Á nói riêng và với các quốc gia trong khu vực nói chung sẽ còn phải có những điều chỉnh quan trọng để phù hợp với những sự biến đổi của tình hình trong nước, tình hình khu vực trong tương lai.
Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, khi Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược (kinh tế và an ninh) sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc đã bắt đầu có sự điều chỉnh thích ứng để đối phó với tình hình mới nhằm ngăn chặn Mỹ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh và cải thiện quan hệ với các đối tác khác tại khu vực bờ Tây Thái Bình Dương mà Trung Quốc cho rằng nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bên cạnh thể hiện sự điều chỉnh qua việc cứng rắn hơn trong quan hệ với các nước trong khu vực có tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo, Trung Quốc còn thể hiện rõ ràng trong việc hợp tác thương mại Trung – Nhật – Hàn (tháng 7/2012, 3 nước này đã ký kết Hiệp định hợp tác về đầu tư và quyết định khởi động đàm phán về thiết lập khu vực thương mại tự do).
2.2.1.2 Quan điểm của Trung Quốc đối với khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn
* Chính sách FTA của Trung Quốc
Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, Trung Quốc đã nhanh chóng thúc đẩy thiết lập FTA với các quốc gia khác. Chính phủ nước này đã nhận ra rằng FTA là một công cụ hữu hiệu cho cả lợi ích kinh tế lẫn chính trị quốc tế. Tính đến hết năm 2006, Trung Quốc đã ký kết tới 9 FTA và đang triển khai đàm phán và đề xuất tới hơn 30 sáng kiến FTA song phương và khu vực. Cụ thể, Trung Quốc đã ký kết các FTA với ASEAN, Macao, Chile, New Zealand, Costa Rica, Ireland, Pakistan, Peru và Singapore; đang đàm phán các FTA với Hội Đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Australia, Iceland, Na Uy, Liên hiệp thuế quan Nam châu Phi (SACU); đồng thời cũng đang thực hiện nghiên cứu chung có tính khả thi về các FTA với Hàn Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ, Switzeland29
.
Quan điểm tiếp cận chính sách FTA của Trung Quốc hết sức đa dạng và các mục tiêu chính sách cho từng FTA cũng rất linh hoạt. Tùy vào mỗi đối tác mà Trung Quốc có những ưu tiên chiến lược riêng. Có thể khái quát rằng “chiến lượng FTA của Trung Quốc chủ yếu gắn với địa – chính trị và địa – kinh tế, không thuần túy tự do hóa thương mại”30. Chính sách FTA của Trung Quốc nhằm đảm bảo những lợi ích kinh tế chiến lược cho tương lai phát triển của quốc gia. Đối tác FTA mà Trung Quốc hướng tới gồm nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia phát triển hay đang phát triển, cho thấy Trung Quốc đang sử dụng FTA như là một phương tiện chính sách quốc tế trên toàn cầu. Và dường như, một trong những mục tiêu của nước này đối với FTA là
29
Bùi Trường Giang (2008), Xu hướng hình thành các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tại Đông Á, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế và chính trị thế giới (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), Hà Nội, tr.112.
30 Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á,
tạo dựng vị thế của nước này là một quốc gia lãnh đạo trong nền chính trị thế giới. Trung Quốc tiếp cận chính sách FTA hết sức nhanh chóng, linh hoạt và thực tế, vừa đàm phán mở cấp độ khu vực với một số nhóm nước, vừa đàm phán song phương với từng nước đối tác.
Trung Quốc thúc đẩy FTA với các quốc gia khác sau khi nước này trở thành thành viên của WTO vào năm 2000, bởi theo nước này, FTA có vai trò sống còn đối với tương lai phát triển của nền ngoại thương Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra rằng FTA là một công cụ hữu hiệu cho cả lợi ích kinh tễ lẫn chính trị quốc tế. Trung Quốc đã ký kết các FTA với Chile, New Zealand, GCC, Ireland và Singapore. Trung Quốc cũng đang thực hiện nghiên cứu chung với Hàn Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil. Trung Quốc cũng đồng ý theo đuổi FTA với các thành viên của SCO cho tới 2020. Đối tác của Trung Quốc gồm nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này thể hiện rằng Trung quốc đang sử dụng FTA như là một phương tiện chính trị quốc tế trên toàn thế giới. Dường như một trong những mục tiêu của Trung Quốc đối với FTA là tạo dựng vị thế của nước này là một quốc gia lãnh đạo trong nền chính trị thế giới.
Có 4 mục tiêu chính trong chính sách FTA của Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc có ý định đóng vai trò lãnh đạo trong cơ quan hội nhập kinh tế Đông Á. Trong lộ trình chính sách của mình, Trung Quốc trước hết tập trung vào hình thành FTA với các nước láng giềng trong khu vực Đông Á. Cụ thể, bằng cách tăng cường FTA với các nước ASEAN và làm sâu sắc CEPA với Hồng Kong và Macao, Trung Quốc muốn phát triển hợp tác kinh tế hướng Đông ở khu vực này. Thứ hai, sự thúc đẩy FTA với khu vực Đông Bắc Á sẽ có lợi cho sự phát triển của khu vực Đông Bắc Á của Trung Quốc. Lợi ích của FTA giữa 3 quốc gia Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc là rõ ràng đối với Trung quốc. Thứ 3, thúc đẩy FTA với Nga, Úc, Trung Đông, Châu Phi và
Nam Mỹ, Trung Quốc ý định đảm bảo bền chắc nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng. Kể từ khi Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng do sự tăng trưởng không thể kiểm soát, an ninh năng lượng là một chương trình nghị sự lớn của quốc gia. Thứ 4, Trung Quốc muốn mở rộng thị trường ra toàn thế giới bằng cách hình thành các FTA. Sự cạnh tranh của Trung Quốc đối với các loại hàng hóa sản xuất và sản phẩm nộng nghiệp giá rẻ, do đó sẽ cho phép thị trường quốc tế của nước này được mở rộng. Từ viễn cảnh của nền chính trị thế giới, Trung Quốc dường như có dự định xây dựng đường tới bá chủ thế giới chống lại Mỹ bằng việc sử dụng chính sách FTA. Sự đa dạng về đối tác FTA trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của các nhân tố phi kinh tế trong việc hoạch định chính sách FTA của Trung Quốc
* Về quan điểm của Trung Quốc đối với khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn, nước này khá là ủng hộ. Bởi lẽ, theo những phân tích về chính sách FTA ở trên, Trung Quốc luôn tích cực với việc đàm phán Khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn hay bất cứ một hiệp định thương mại tự do nào. Trung Quốc rất muốn thiết lập FTA với Nhật Bản và Hàn Quốc tuy nhiên cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều vẫn còn một số dè dặt nhất định liên quan đến việc tham gia FTA với Trung Quốc.
Trung Quốc tích cực thúc đẩy hình thành CJK FTA bởi 3 nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, việc ký kết FTA giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ vào năm 2007 hứa hẹn đưa Seoul và Washington xích lại gần nhau hơn cả về kinh tế và chính trị, đồng thời cũng làm gia tăng ảnh hưởng của Washington trong việc hình thành cấu trúc kinh tế khu vực Đông Bắc Á. FTA giữa EU và Hàn Quốc vào năm 2009 cũng làm tăng thêm những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt để dạo dựng sự phát triển kinh tế khu vực. Bắc Kinh đã tìm ra được cách thức để đối phó lại những sự phát triển này, đó là gia tăng nỗ lực để đánh dấu một FTA song phương với Hàn Quốc và hoàn tất FTA ba bên giữa Hàn Quốc
và Nhật Bản. Thứ hai, suy thoái kinh tế toàn cầu cũng làm tăng thêm nỗ lực để phát triển kinh tế Trung Quốc chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực. Hơn nữa, Kinh tế Nhật Bản bắt đầu chậm lại và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã khiến cho Trung Quốc càng nỗ lực hơn để đàm phán FTA Trung – Nhật – Hàn. Cuối cùng là việc Mỹ tuyên bố tham gia Hiệp định TPP vào cuối năm 2008 và sau đó là Nhật Bản vào năm 2011. Trên quan điểm của Trung Quốc, TPP là một phần hết sức quan trọng trong chính sách “Quay trở lại châu Á” của Mỹ (một Hiệp định thương mại khu vực không có sự tham gia của Trung Quốc), điều này đã đặt ra cho Trung Quốc những thách thức cả về kinh tế lẫn địa chính trị. Để cân bằng với Mỹ, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy chính sách FTA của riêng mình, đặc biệt là đẩy nhanh các cuộc đàm phán FTA với Hàn Quốc và FTA ba bên Trung – Nhật – Hàn nhằm xây dựng một chỗ đứng riêng.
2.2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội của Trung Quốc * Tình hình kinh tế:
Kể tử khi mở cửa thương mại và đầu tư quốc tế và thi hành chính sách cải cách thị trường tự do, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tính đến năm 2011, GDP bình quân đầu người mỗi năm của Trung Quốc tăng trưởng khoảng 10%, so với 3% của các nước khác trên thế giới. Trung Quốc đã ghi dấu ấn lịch sử khi duy trì mức tăng trưởng chưa từng có nhờ việc khơi dậy các động lực thị trường một cách kiên quyết và khéo léo.
Một trong những nhân tố chính trong quá trình tăng trưởng nhanh về thương mại của Trung Quốc là sự hiện diện rất lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ các thị trường xuất khẩu. Một số lượng lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp và chế biến sử dụng hàng hóa bán thành phẩm nhập khẩu và nguyên liệu thô để sản xuất hàng xuất khẩu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng mạnh sau năm 2001. Từ năm 2001- 2006, Trung Quốc đã thu hút được 343,52 tỉ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự đi lên về kinh tế của Trung Quốc đã làm biến đổi hệ thống thương mại khu vực của châu Á và trong chừng mực nào đó, là hệ thống thương mại toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh là kết quả của các cơ chế điều tiết ưu đãi các nhà xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài và trở thành những động cơ phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là bờ biển phía Đông Trung Quốc. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đầu tư vào cơ sở hạ tầng được thúc đẩy rất lớn. Đầu tư vào đường sá, cảng biển, các mạng lưới điện, viễn thông và bất động sản đã làm biến đổi bộ mặt của các thành phố Trung Quốc.
Quá trình phát triển với tốc độ cao đã biến Trung Quốc thành nước nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên năng động nhất trên thế giới. Về năng lượng, từ năm 2000-2007, nhu cầu của Trung Quốc tăng 65%, đóng góp 1/3 trong 12% tổng gia tăng toàn cầu về tiêu thụ dầu lửa trong cùng giai đoạn. Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào dầu lửa nhập khẩu làm Bắc Kinh ý thức một cách sâu sắc về an ninh năng lượng.
Bởi vậy, những năm gần đây Trung Quốc nổi lên là một cường quốc về