7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1 Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở trên thế giới:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tiến trình tự do hóa kinh tế, thương mại toàn cầu bị chi phối bởi ba xu hướng lớn: Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; Cách mạng khoa học công nghệ và sự phát triển nền kinh tế tri thức; Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc. Điều này, một mặt đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, mặt khác, thúc đẩy xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu ở mọi cấp độ, từ liên khu vực, khu vực, tiểu khu vực và song phương đến phạm vi toàn cầu, ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Kết quả là hàng loạt các thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực được hình thành.
Đầu tiên ở Châu Âu với Liên minh thuế quan Benelux (1948), Cộng đồng Than Thép Châu Âu (1950), Cộng đồng Kinh tế châu Âu – EEC (1958), Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu – EFTA (1960). Tiếp đó, ở Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi, nhiều thỏa thuận mậu dịch khu vực cũng lần lượt được
ra đời như Thị trường chung Trung Mỹ - ACM (1962), Cộng đồng Ca-ri-bê và Thị trường chung – CARICOM (1973) , Khu vực mậu dịch tự do Mỹ La tinh (LAFTA), Nhóm ANDEAN (1987), Khu vực mậu dịch tự do Mỹ- Canada (1988), Cộng đồng kinh tế Tây Phi (1966), Liên minh Kinh tế và thuế quan Trung Phi (1966), Thị trường chung Ả rập (1965)…
Làn sóng liên kết kinh tế khu vực trên tồn tại song song với các khung khổ liên kết kinh tế đa phương với 8 vòng đàm phán trong khung khổ GATT. Kể từ năm 1980 và đặc biệt là sau khi tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời (1995), làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại bùng phát cả về số lượng lẫn phạm vi (Biểu đồ 1.1). Theo thống kê của WTO, tính đến ngày 15 tháng 01 năm 2013 có 546 hiệp định thương mại khu vực (RTA) được thông báo cho GATT/WTO, trong đó có 354 hiệp định có hiệu lực. Và trong số RTAs này có tới 90% là các FTA. Nhận được sự quan tâm nhiều nhất đó là Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Có thể nói đây là 4 khối mậu dịch khu vực hoạt động thành công nhất với những cơ chế điều tiết và phối hợp rất đặc thù. Bên cạnh đó ở Châu Đại Dương cũng hình thành thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Australia và New Zealand, với tên gọi Hiệp định Quan hệ kinh tế gần gũi hơn Australia- New Zealand (CER).
Thêm vào đó, quá trình toàn cầu hóa sâu rộng đã làm gia tăng hơn bao giờ hết không gian và lĩnh vực quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. Sự xuất hiện của các vấn đề toàn cầu ngày càng nhiều, đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác, cùng tham gia xử lý. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều nước thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại. Và hầu hết các nước này đều cố gắng tìm cách cải thiện quan hệ quốc tế của mình nhằm tạo ra các điều kiện và vị thế quốc tế tốt nhất để tồn tại và phát
triển đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đã và đang diễn ra những biến động cực kỳ to lớn và thật sự bước sang một chương mới. Đó là sự phát triển của chủ nghĩa khu vực – sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa quốc gia dân tộc về cả địa chính trị và địa kinh tế.
Biểu đồ 1.1: Sự bùng nổ Hiệp định thƣơng mại khu vực trên toàn cầu (1948 – 2012)10
Trong bối cảnh hệ thống thế giới đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu này, toàn cầu hóa là một quá trình lâu dài và toàn cầu hóa của nửa sau thế kỷ XX được biểu hiện dưới hình thức phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cùng đó, xu hướng hợp tác an ninh, chính trị, kinh tế trong khu vực cũng này càng phát triển. Các quốc gia trong khu vực thường xuyên tăng cường đối thoại an ninh – chính trị lẫn nhau nhằm đạt được nỗ lực chung không chỉ trong các vấn đề an ninh truyền thống như những nỗ lực xây
dựng các bộ luật ứng xử và cơ chế giải quyết trong khu vực mà còn trong các vấn đề an ninh phi truyền thống như việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố, thảm họa môi trường…
a. Khu vực Châu Âu:
Khu vực Tây Âu được coi là khu vực tập trung nhiều nhất các thỏa thuận thương mại khu vực. Liên minh châu Âu (EU) là nhóm nước tích cực triển khai các Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực nhất. Trước khi mở rộng thành EU-25, sau này là EU-28, EU-15 đã ký kết tổng cộng 111 hiệp định song phương và khu vực với các nước. Tới nay, sau khi đã sát nhập rất nhiều quốc gia thành EU-28, số lượng Hiệp định thương mại tự do trong EU đã giảm mạnh do việc kết nạp thêm 13 thành viên và tự động làm vô hiệu gần 70 hiệp định thương mại tự do giữa các thành viên mới và thành viên cũ. Tới nay, EU đã ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do song phương với Tunisia (1995); Israel (1995); Maroc (1996); Jordan (1997); Chính quyền Palestin (1997); Angeria (2001); Hy Lạp (2001); Ly Băng (2002); Hàn Quốc (2010). EU cũng đang tiến hành đàm phán các FTA với ASEAN, nhóm nước GCC, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Ukraine11
.
Tại khu vực Trung và Đông Âu, sự tan rã của Liên Bang Xô Viết và giải tán Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECON) đã tạo ra ba chiều hướng liên kết khu vực tại Trung và Đông Âu. Đó là: Một số nước kinh tế chuyển đổi Trung và Đông Âu đã gia nhập các FTA của EU và EFTA; Liên Bang Nga cùng các nước thành viên cũ của Liên Bang Xô-viết đã nhanh chóng thành lập không gian Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) với 11 thành viên và không gian kinh tế thống nhất với 5 thành viên12
; Một số nước Trung và
11 http://ec.europa.eu/enterprise/policies/international/facilitating-trade/free-trade/index_en.htm, ngày cập nhật 03/02/2014
Đông Âu cũng sớm cùng nhau thành lập nên hai khu vực thương mại tự do để thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực là (1) Khu vực thương mại tự do Trung Âu (CEFTA) ký năm 1992 gồm Balan, Hungary, CH Séc, Slovakia sau đó mở rộng thêm Rumania, Bungaria và Slovenia; và (2) Khu vực thương mại tự do Baltic (BFTA) gồm Estonia, Latvia và Litva.
b) Khu vực Châu Mỹ:
Khu vực Bắc Mỹ: Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994 đã đánh dấu bước ngặt trong nhận thức cũng như hành động về liên kết kinh tế khu vực của Mỹ nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung. Cách tiếp cận FTA khu vực và song phương của Mỹ được đẩy mạnh dưới thời chính quyền Bush (2001-2004) với quan điểm “cạnh tranh trong tự do hóa thương mại”. Chỉ trong năm 2004, Mỹ đã tiến hành ký kết 9 FTA song phương với các nước và khối nước trên thế giới, cao hơn tổng số FTA Mỹ đã ký trước đó. Cho tới khi chính quyền Tổng thống G.Bush kết thúc (2008), chính phủ Mỹ đã và đang tiến hành đàm phán ký kết FTA song phương, tiểu khu vực và khu vực với 10 nền kinh tế khác. Dưới chính quyền của Tổng thống B. Obama, tiến trình này diễn ra chậm hơn do phải ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế. Điểm sáng duy nhất hiện nay đó là Mỹ đang tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khu vực Trung và Nam Mỹ: Ngay từ những năm 1960, các nước Mỹ La tinh đã thành lập Khu vực thương mại tự do Mỹ La tinh (LAFTA). Hiện tại, khu vực Trung và Nam Mỹ cũng tích cực tham gia các thỏa thuận thương mại song phương và nội khối với mục tiêu hình thành một Liên minh thuế quan đầy đủ. Có thể kể đến Khối thị trường chung Nam Mỹ (MECOSUR), Cộng đồng Andean (Andean Community), Khối thị trường chung Trung Mỹ (CACM) và Cộng đồng Caribean (CARICOM).
Cùng với những kế hoạch hành động của Diễn đàn APEC, một loạt các sáng kiến thỏa thuận khu vực thương mại tự do đã được triển khai từ những năm 1990 tại Châu Á và được phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây, có thể kể đến các thỏa thuận và sáng kiến FTA sau: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Thỏa thuận Quan hệ kinh tế gần gũi hơn Australia – New Zealand (CER), Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản (AJEPA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Khu vực thương mại tự do Nam Á (SAFTA), Hiệp định thương mại tự do Đông Á…
d) Khu vực Trung Đông và Châu Phi:
Tại khu vực Trung Đông, ngoài các Hiệp định giữa Tổ chức hợp tác Vùng Vịnh (GCC) với EU và Mỹ, nhóm các nước Địa Trung Hải với EU thì Jordan và Maroc là hai quốc gia tích cực nhất trong việc theo đuổi FTA song phương với bên ngoài (cả hai nước đều đã ký kết FTA với Mỹ và EU). Ngoài ra, gần đây các quốc gia Ả rập mới hình thành Khu vực thương mại tự do Đại Ả rập (GAFTA).
Các quốc gia châu Phi cũng đã tiến hành ký kết nhiều thỏa thuận và hiệp ước tăng cường liên kết kinh tế châu lục. Lâu đời nhất là Liên minh thuế quan Nam Phi (SACU) được hình thành vào năm 1969, bên cạnh đó còn có Liên minh tài chính và tiền tệ Trung Phi (CEMAC), Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Hiệp định thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)… Hiện nay, các nước châu Phi cũng đang tiến hành xây dựng các Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với các quốc gia ngoài châu lục như EU.