Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Luận văn ThS (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.2Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở Đôn gÁ

Song song với thực tiễn hình thành liên kết kinh tế khu vực (sau này là sự hình thành các khu vực thương mại tự do) trên thế giới, sáng kiến hình

thành các thỏa thuận liên kết kinh tế, chính trị ở Châu Á bắt đầu được phát triển với sự khởi đầu là việc hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN vào năm 1967, sau này là hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (năm 1992). Tiếp đó, trong bối cảnh liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao trùm, sự ra đời của Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1989 đã đáp ứng được nhu cầu và lợi ích ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tùy thuộc lẫn nhau hơn. Bên cạnh đó, bắt đầu từ hội nghị thượng đỉnh không chính thức APEC họp tại Seattle tháng 11/1993, Tuyên bố Bogor13 của APEC tháng 11/1994 đã khởi động tiến trình tự do hóa và mậu dịch khu vực. Tuy nhiên, xu hướng liên kết kinh tế trong khu vực những năm này vẫn không có gì đáng kể, đặc biệt là sự thờ ơ của của các nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản. Xu hướng hình thành các FTA song phương và khu vực chỉ thật sự bủng nổ sau Cuộc khủng hoảng kinh tế 1997.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997-1998 đã đánh dấu cho sự khởi đầu của những nỗ lực tăng cường quan hệ thương mại đầu tư giữa các quốc gia Đông Á. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế này, các chính phủ của các quốc gia phải đảm nhiệm lớn hơn trong việc mở cửa thị trường và tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng nhận ra rằng, nếu như không nhanh chóng ký kết các FTA song phương và khu vực thì thị trường và các ưu đãi sẽ nhanh chóng rơi vào tay các doanh nghiệp của các quốc gia khác. Cho nên, việc hình thành các FTA khu vực và song phương chính là hướng điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại quan trọng của các quốc gia trong khu vực trước môi trường kinh tế quốc tế đầy biến

13Trong tuyên bố Bogor năm 1994, APEC cam kết sẽ đạt được tự do thương mại và đầu tư ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho tới năm 2020.

động và trước sức ép cải cách và mở cửa từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-1998.

Mở đầu cho xu hướng thiết lập các FTA song phương đó là Singapore. ASEAN với tư cách là một khối thống nhất cũng tăng cường thiết lập các cam kết FTA song phương với một loạt các nước đối thoại chính như Australia, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Tiếp đó Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng chọn hợp tác kinh tế khu vực là hướng ưu tiên trong chính sách kinh tế quốc tế của mình thay vì hợp tác đa phương như trước kia. Thương mại nội vùng, đầu tư nội vùng được phát triển và tăng lên nhanh chóng, mạng lưới sản xuất khu vực lần lượt được hình thành cùng với đó là sự hợp tác tài chính tiền tệ và hàng loạt các hiệp định ưu đãi thương mại song phương và đa phương được ký kết và đang trong quá trình đàm phán hay nghiên cứu. Ngày 1/10/2010, Hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và ASEAN (ACFTA) chính thức có hiệu lực sau 8 năm đàm phán, khởi động cho một Khu vực thương mại tự do lớn thứ ba thế giới14 với một thị trường rộng lớn với khoảng 1,9 tỷ dân. Sự kiện này sẽ là đòn bẩy cho thương mại khu vực phát triển, đồng thời thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù mãi cho tới cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, châu Á mới bắt đầu chú trọng tới các Hiệp định tự do thương mại (FTA), nhưng khu vực này hiện nay lại đi đầu về phát triển FTA trên thế giới. Theo như cơ sở dữ liệu về FTA của Trung tâm hội nhập khu vực châu Á (ARIC) – Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho tới tháng 8/2010 số FTA được ký kết tăng từ 3 cho tới 61 FTA, trong số này, 47 FTA đang có hiệu lực. Ngoài ra còn có 79 FTA đang được đàm phán và đang được đề xuất. Nhìn vào biểu đồ dưới đây, có thể nhận thấy được sự thay đổi rất rõ ràng về số lượng các FTA được ký kết ở châu Á giữa

14 FTA Trung Quốc – ASEAN chỉ xếp sau Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) về kim ngạch trao đổi thương mại.

năm 2000 và năm 2010, chứng tỏ được sự gia tăng nhanh chóng của việc liên kết thương mại giữa các nước trên khu vực và trên thế giới.

Biểu đồ 1.2 Sự gia tăng các FTA đƣợc ký kết ở châu Á15

* Đối với khu vực Đông Bắc Á:

Có thể nói, chỉ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra, các nước Đông Bắc Á mới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của hợp tác kinh tế khu vực và đón nhận FTA như là một chương trình nghị sự quan trọng trong chính sách thương mại. Sự hình thành của Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996, với sự tham gia của các thành viên Liên minh châu Âu (EU), các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể coi là bước khởi đầu cho sự tham gia hợp tác giữa ba nước Trung – Nhật – Hàn vào một diễn đàn an

15 Masashiro Kawai & Ganeshan Wignaraja (2011), “Asian FTAs: Trends, prospects and challenges”,

ninh, kinh tế, văn hóa của khu vực. Tiếp đó, phải kể tới việc hình thành ASEAN+316 năm 1997, một diễn đàn đã thúc đẩy các nước trong khu vực ngồi lại với nhau để đối thoại tăng cường hợp tác và cải thiện quan hệ, là động lực thúc đẩy cho một triển vọng của Cộng đồng Đông Á nói chung và sự hợp tác giữa “ba nước cộng ba” nói riêng, thắt chặt mối quan hệ chính trị giữa các nước. Những bước phát triển tốt đẹp này tiếp tục được nâng cao và phát huy bằng việc Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần đầu tiên diễn ra tại Cuala Lumpur năm 2005. Tại đây, các nhà lãnh đạo tham dự đã cam kết về lâu dài hướng tới xây dựng Cộng đồng Đông Á.

Khởi đầu cho việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do của Hàn Quốc là việc thiết lập FTA với Chile vào tháng 4 năm 2004, tiếp đến là FTA với Singapore vào tháng 8 năm 2005 và khởi động FTA với Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA) vào tháng 9 năm 2005. Tháng 11 năm 2005, Hàn Quốc cũng đã hoàn thành vòng đàm phán FTA thứ sáu với Nhật Bản, vòng đàm phán FTA thứ 7 với ASEAN và vòng đàm phán thứ hai với Canada. Hàn Quốc cũng đã hoàn thành một nghiên cứu hợp tác khả thi về một FTA Hàn Quốc – Mexico, trong khi Hàn Quốc đã hoàn tất cuộc thảo luận nhằm xem xét lại FTA với Mỹ.

Trung Quốc cũng có những chuyển biến tích cực với việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do. Trung Quốc đã hoàn tất FTA với ASEAN trong đó đồng ý thiết lập khu vực thương mại tự do vào năm 2010. Năm 2004, 500 sản phẩm nông nghiệp trong các thành viên kém phát triển của ASEAN đã được cắt giảm thuế quan khá lớn, cơ chế giải quyết tranh chấp cũng đã được hoàn thành và sẽ có hiệu lực vào năm 2005. Trung Quốc đã tiến hành đàm

16

phán với Australia, Chile, New Zealand và Singapore và tiến hành các nghiên cứu chung với Hàn Quốc, Nhật Bản, Iceland và Ấn Độ.

Không nằm ngoài vòng xoay đó, Nhật Bản cũng tích cực đẩy mạnh việc ký kết các FTA, khởi đầu là FTA với Singapore vào năm 2000. Tháng 3 năm 2004, Nhật Bản đã hoàn tất đàm phán FTA với Mexico. Tiếp theo đó là một loạt các thỏa thuận được ký kết với Malaysia (2004), Philippines (2006), Indonesia (2007), Thailand (2007), Brunei (2007), với toàn ASEAN (2008), Việt Nam (2008), Switzerland (2009), Ấn Độ (2011) và Peru (2011).

Trong bối cảnh về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như khu vực và thực tiễn hình thành các FTA tại Đông Á, nếu một Khu vực thương mại tự do giữa Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc được hình thành, lợi ích kinh tế sẽ được kỳ vọng là rất lớn. Trong khi Nhật Bản và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhuận kinh tế khá khiêm tốn về mặt gia tăng GDP, thì Hàn Quốc sẽ là người hưởng lợi lớn nhất từ các FTA giữa ba nước. GDP thu được từ việc thực hiện FTA này sẽ chiếm tới 0,94% ~ 5,15% đối với Hàn Quốc, 0,03% ~ 1,5% đối với Trung Quốc, và 0,03 ~ 0,34% đối với Nhật Bản17. Một điểm dáng chú ý nữa là ba quốc gia này được dự báo sẽ có lợi ích lớn hơn từ CJK FTA hơn từ các FTA song phương giữa ba nước. Do đó, xét dưới góc độ kinh tế, FTA quy mô lớn giữa ba nước sẽ được kỳ vọng hơn là các FTA quy mô nhỏ giữa bất kỳ hai trong ba quốc gia này.

Tiểu kết:

Có thể nói rằng, Liên kết kinh tế quốc tế quốc tế và khu vực là xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế trên toàn cầu. Cho tới nay, có nhiều hình thức liên kết kinh tế quốc tế nhưng đều có điểm chung là các bên tham gia liên kết đều có những thỏa thuận ưu đãi dành cho nhau nhằm thúc đẩy

17 Phạm Quý Long (2011), Đông Bắc Á – Những vấn đề kinh tế nổi bật (2011-2020), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr. 50.

thương mại quốc tế phát triển, tạo điều kiện cho các nước thành viên khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng kinh tế của mình cũng như thế mạnh về các nguồn lực của các nước khác trong quá trình phát triển kinh tế, giúp các quốc gia nâng cao sức cạnh tranh và có thể hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế đối với nền kinh tế của mình.

Làn sóng liên kết kinh tế khu vực trên toàn cầu nổi lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhất là sau khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời, đã kéo theo việc thành lập các Khu vực thương mại tự do trên toàn thế giới nói chung và trong khu vực Đông Á nói riêng. Tuy nhiên, sự trì trệ trong vòng đàm phán Doha và tác động của cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến cho các nước Trung – Nhật – Hàn ý thức được rõ ràng hơn bao giờ hết sự cần thiết của việc thành lập các FTA cùng với sự hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa cả ba nước. Đây chính là tiền đề cơ bản nhất để ý tưởng về hình thành một Khu vực thương mại tự do giữa ba nước Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc ra đời.

CHƢƠNG 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO

TRUNG QUỐC – NHẬT BẢN – HÀN QUỐC

2.1 Những nhân tố quốc tế và khu vực tác động tới Khả năng hình thành khu vực thƣơng mại tự do giữa ba nƣớc

Một phần của tài liệu Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Luận văn ThS (Trang 30)