Các nhân tố về an ninh, chính trị trên thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Luận văn ThS (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Các nhân tố về an ninh, chính trị trên thế giới và khu vực

Năm 1991, với việc chấm dứt Chiến tranh lạnh và sự tan rã của Liên Bang Xô-Viết, dẫn tới sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta, trào lưu hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn đều điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và lâu dài. Đồng thời, xuất phát từ lợi ích căn bản, các cường quốc cũng tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình.

Trước những mâu thuẫn tranh chấp lãnh thổ vẫn còn tồn tại do lịch sử đề lại, hầu hết các quốc gia đều tìm kiếm cho mình những biện pháp với chiều hướng thông qua hoạt động đối ngoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. Do vậy, kể từ sau chiến tranh lạnh, nhất là trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đặc biệt là giữa năm trung tâm quyền lực: Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn lại vừa có những hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, thông qua các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước hay những tuyên bố về nguyên tắc đối ngoại mới. Có thể nói, mối quan hệ giữa các cường quốc lớn cùng với sự điều chỉnh chiến lược trong chính sách ngoại giao của họ rõ ràng có ảnh hưởng rất tích cực đối với đời sống chính trị thế giới, và các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Cùng đó, xu hướng hợp tác an ninh, chính trị trong khu vực cũng ngày càng phát triển. Các quốc gia trong khu vực thường xuyên tăng cường đối thoại an ninh – chính trị lẫn nhau nhằm đạt được nỗ lực chung không chỉ trong các vấn đề an ninh truyền thống như những nỗ lực xây dựng các bộ luật ứng xử và cơ chế giải quyết trong khu vực mà còn trong các vấn đề an ninh phi truyền thống như việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố, thảm họa môi trường…

2.1.2.1 Những mối quan hệ song phương về an ninh, chính trị của ba nước

a) Những động thái tích cực:

Sáng kiến hợp tác Đông Bắc Á đã được Thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 (tại Philippines, 1999). Đó là sáng kiến tổ chức đối thoại cấp lãnh đạo ba bên giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc trước thềm hội nghị ASEAN+3. Đề xuất này đã nhận được sự phản hồi tích cực của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dea Yung. Mặc dù cuộc gặp gỡ này chỉ được tổ chức dưới dạng một “bữa ăn sáng” nhưng nó lại là cuộc gặp gỡ giữa ba nước lần đầu tiên trong lịch sử Đông Bắc Á. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân về chính trị như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hay những vấn đề tồn tại của lịch sử mà ba nước chưa giải quyết được cho sáng kiến này vẫn chưa được thực hiện như mong đợi. Phải cho tới tháng 12/2008, một diễn đàn hợp tác đa phương giữa ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ra đời và được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao đầu tiên giữa Thủ tướng của ba nước vào ngày 13/12/2008 tại tỉnh Fukuoda (Nhật Bản). Hội nghị này đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng như “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc”, “Kế hoạch hành động hợp tác Trung – Nhật – Hàn”, “Tuyên bố chung về vấn đề tiền tệ kinh tế quốc tế”, “Tuyên bố chung về quản lý thiên tai Trung – Nhật – Hàn”. Như vậy, với các bản tuyên bố chung này, hợp tác Trung – Nhật – Hàn không những góp phần xây dựng một khu vực hòa bình, thịnh vượng và bền vững mà còn có ý nghĩa quyết định trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của nền kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính.

Vào ngày 10/10/2009, Hội nghị thượng đỉnh Đông Bắc Á lần thứ hai, được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), nhằm mục đích đánh giá lại cũng như kỷ niệm 10 năm cho sự khởi đầu hợp tác ba bên năm 1999. Bên cạnh

những kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Cộng đồng kinh tế Đông Á, ba bên cũng đã thảo luận về ý tưởng thành lập Cộng đồng Đông Á theo mô hình của EU của Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, đồng thời cũng nhất trí cao trong cam kết hướng tới một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, với mục đích tăng cường ổn định an ninh chính trị khu vực.

Đối với những vấn đề như suy thoái môi trường, cũng tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Bắc Á, ba nước đã đi đến cam kết cùng nhau đóng góp cho kết quả thành công chung của Hội nghị Copenhagen về bảo vệ môi trường và chống lại những biến đổi khí hậu. Tiếp đó, vào ngày 29-5-2010, Hội nghị Thượng đỉnh Nhật – Trung – Hàn lần thứ 3 được tổ chức tại đảo Jeju Hàn Quốc đã thống nhất đưa ra cam kết chung tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, bảo vệ môi trường và giao lưu văn hóa. Có thể nói rằng, những cam kết này là minh chứng tốt nhất cho việc cải thiện và tăng cường hợp tác ba bên trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Bên cạnh việc hợp tác ba bên đang ngày càng tiến triển tốt đẹp và trở nên khăng khít, hợp tác song phương giữa họ cũng có nhiều bước tiến mới mẻ, tạo một môi trường an ninh chính trị ổn định cho khu vực, thuận lợi cho việc hợp tác phát triển kinh tế nội vùng:

+ Quan hệ Nhật – Trung

Là hai nước lớn của thế giới, thời kỳ sau chiến tranh lạnh, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có bước điều chỉnh mạnh mẽ chính sách đối ngoại của mình nhằm xác lập vị thế có lợi của mỗi nước trong quá trình định hình trật tự thế giới mới. Bên cạnh việc triển khai chính sách đa phương, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, quan hệ Trung – Nhật ngày nay cũng được tăng cường, xuất phát từ nhu cầu riêng của mỗi nước. Đối với Trung Quốc, việc mở rộng và tăng cường quan hệ với Nhật Bản được xác định là một trong những phương hướng ưu tiên.

Sau khoảng thời gian quan hệ căng thẳng từ năm 2001 – 2006 (Chính phủ hai nước đã ngừng tất cả các hoạt động tiếp xúc cấp cao) do chuyến thăm ngôi đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi 2001, hai nước đã nối lại quan hệ đồng thời xem nhau là những đối tác quan trọng cần hợp tác ở khu vực. Điều này được phản ánh trong tuyên bố của Trung Quốc coi Nhật Bản là láng giềng hữu nghị và xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài ổn định với Nhật Bản. Ngược lại, phía Nhật Bản cũng có động thái tương tự, Thủ tướng Abe sau khi nhậm chức đã chọn Trung Quốc là địa điểm đầu tiên của chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của ông. Chuyến thăm này đã giúp làm dịu đi đáng kể những căng thẳng chính trị giữa hai nước thời gian qua. Chuyến công du tới xứ sở hoa anh đào từ ngày 11-13/4/2007 sau 7 năm quan hệ “giá băng” giữa hai nước của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo được coi là chuyến thăm “tan băng” giữa hai nước sau chuyến thăm “phá băng” của Thủ tướng Abe vào Tháng 10-2006. Đặc biệt, trong chuyến thăm này Thủ tướng Ôn Gia Bảo không hề nhắc tới vấn đề đền thờ Yasukuni hay vấn đề tranh chấp chủ quyền trên đảo Điếu Ngư/Senkaku. Thêm vào đó, qua chuyến thăm này, hai vị nguyên thủ quốc gia của hai nước đã thể hiện quyết tâm đối mặt với những vấn đề lịch sử cũng như những thách thức hiện nay, xóa bỏ những hiểu lầm và thiếu tin cậy lẫn nhau, thiết lập mối quan hệ chiến lược cùng có lợi đồng thời cũng mở đường cho mối quan hệ song phương tốt đẹp trong tương lai. Tại cuộc gặp thượng đỉnh vào 5/2008, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda đã ký thỏa thuận lịch sử “về điểm khởi đầu mới” cho kế hoạch ngoại giao giữa hai nước trong tương lai. Tuyên bố này nhấn mạnh: “Trung Quốc và Nhật Bản sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm lớn vì hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21.

Hơn nữa, trong việc phát triển mối quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc rất hy vọng nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản đối với việc thu hồi Đài Loan.

Đồng thời mối quan hệ Trung – Nhật này còn giúp Trung Quốc cân bằng quan hệ với các nước lớn khác nhằm thúc đẩy quá trình hình thành trật tự thế giới mới đa cực mà Trung Quốc là một cực của trật tự đó. Trên lĩnh vực an ninh chính trị, việc tìm được tiếng nói chung giữa hai nước đối với vấn đề an ninh khu vực và thế giới sẽ góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, trước hết là ở Đông Á – điều mà Nhật Bản luôn mong đợi.

Như vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với ý đồ của mỗi bên đã buộc chính phủ hai nước đều phải xuống thang và đi tới thỏa thuận “xây dựng mối quan hệ cùng có lợi dựa trên lợi ích chiến lược chung”, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trong khu vực.

+ Quan hệ Nhật – Hàn

Quan hệ Nhật – Hàn liên tục được làm ấm lên qua các chuyến công du “ngoại giao con thoi” cấp thượng đỉnh. Thông qua các cuộc viếng thăm này, hai nước đã tìm ra tiếng nói chung trong một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Với mục tiêu chung đó là xóa bỏ nguy cơ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cũng nhìn thấy được lợi ích kinh tế và chính trị của việc liên kết giữa hai nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất khu vực này, hai bên tạm gác lại những bất đồng tranh chấp lãnh thổ để bắt tay hợp tác với nhau. Với nỗ lực nhằm xóa đi thù hận và nghi ngờ trong quan hệ giữa Tokyo và các nước láng giềng dưới thời các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do, ông Hatoyama đã phát biểu: “Quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn rất quan trọng, nhưng là một nước châu Á, tôi muốn phát triển các chính sách tập trung hơn vào châu Á”25

.

Ngày 25-2-2008, trong cuộc hội đàm cấp cao Hàn-Nhật nhân dịp tổng thống Lee Myung-bak nhậm chức, lãnh đạo hai bên đã nhất trí cùng thực hiện

25 Ngô Hương Lan (2010), Về quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc hiện nay, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1(107), tr. 5 –11

chương trình “Viếng thăm ngoại giao cấp cao định kỳ”, nói cách khác, “ngoại giao con thoi” đã được khôi phục giữa hai nước. Cuộc viếng thăm lần thứ nhất được thực hiện khi Thủ tướng Lee Myung – Bak đến thăm Nhật Bản vào tháng 4-2008. Hai bên đã cùng thống nhất quan điểm sẽ đẩy mạnh, làm khăng khít hơn nữa mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản với mục tiêu cùng hợp tác cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng thế giới và trong tương lai gần, hai nước sẽ xây dựng mối quan hệ “đối tác tưởng thành”. Tháng 1-2009, chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã thêm khẳng định “Chương trình viếng thăm ngoại giao cấp cao định kỳ” giữa hai nước đang tiến triển hết sức tốt đẹp.

Ngày 10/1/2011, Hàn Quốc và Nhật Bản cùng nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đồng thời quyết định tổ chức luân phiên các cuộc hội đàm cấp bộ trưởng và thứ trưởng quốc phòng thường niên. Ngoài ra, hai bên còn tiến hành thảo luận và ký “Hiệp định hỗ trợ quân nhu và trang thiết bị song phương trong các hoạt động như gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và hoạt động cứu trợ thảm họa” và “Hiệp định liên quan đến bảo vệ thông tin”. Nếu Nhật-Hàn ký hai hiệp định trên, đây sẽ là lần đầu tiên giữa hai nước đạt được hiệp định quân sự. Cho dù Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chưa hoàn toàn xây dựng quan hệ đồng minh quân sự và cũng chưa hẳn hợp tác quân sự giữa hai nước được nâng cấp, nhưng rõ ràng trước bối cảnh an ninh căng thẳng trong khu vực, Hàn Quốc và Nhật Bản đã vượt qua những ganh đua về kinh tế và di sản của thời kỳ thực dân đô hộ để thúc đẩy quan hệ giữa quân đội hai nước. Đây cũng được coi là biện pháp mà mỗi nước áp dụng nhằm cân bằng cục diện quân sự tại khu vực Đông Bắc Á. Ngoài ra, tháng 1 – 2009, hai nước đã chính thức ký kết hợp tác trong việc bắn tên lửa H-IIA của Nhật Bản và vệ tinh quan trắc đa mục đích của Hàn Quốc. Đây chính là mốc đánh dấu cho sự phát triển hợp tác về khoa học kỹ thuật giữa hai nước.

+ Quan hệ Trung – Hàn

Kể từ khi Thông cáo chung bình thường hóa quan hệ Trung – Hàn được ký kết vào ngày 24/8/1992, quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, năm 1998 quan hệ hai nước được nâng cấp thành “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược”. Năm 2002, hai nước đã cùng tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày bình thường hóa quan hệ hai nước và đặt cơ sở cho việc tiếp tục phát triển một mối quan hệ “hợp tác toàn diện” mới trong tương lai. Hai bên đã thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi viếng thăm, hội đàm chính trị ở cấp cao và các cuộc hội đàm an ninh đã trở thành thông lệ giữa hai nước.

Trước những chuyển biến mạnh mẽ về chính sách đối ngoại của các quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh lạnh đó là tăng cường hợp tác, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Cả hai đều nhận thấy cần phải thiết lập quan hệ với nhau để hòa nhập với các xu thế trên thế giới và khu vực cũng như để đạt được lợi ích riêng của mỗi nước. Hơn nữa, do các lợi ích về chính trị mà hai nước cũng trở nên gần nhau hơn, như việc Trung Quốc muốn lôi kéo Hàn Quốc về phía mình để chia rẽ liên minh giữa Hàn Quốc với Đài Loan thời Chiến tranh lạnh, nhằm làm giảm sự công nhận quốc tế với Đài Loan, hay việc Hàn Quốc muốn thiết lập quan hệ với Trung quốc để tăng thêm công nhận về sự tồn tại của Seoul như một chính thể hợp pháp của Triều Tiên.

Tại cuộc gặp cấp cao Trung – Hàn lần thứ 3 kể từ khi Tổng thống Lee Myung Bak lên nhậm chức, hai nhà lãnh đạo đã thống nhất mở rộng quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và các vấn đề khác, trong đó có vấn đề giải giáp hạt nhân của CHDCNN Triều Tiên. Sau cuộc hội đàm này, các nhà lãnh đạo đã đưa ra tuyên bố chung, khẳng định rõ hai nước sẽ tăng cường trao đổi chuyến thăm của các quan chức quốc phòng và quân sự cấp cao, đặc biệt là tổ chức cuộc hội đàm chiến lược cấp cao lần đầu tiên giữa hai nước vào năm 2008. Tuyên bố này cũng khẳng định Trung Quốc và

Hàn Quốc cam kết tiếp tục những nỗ lực trên tinh thần xây dựng nhằm thực hiện đầy đủ thỏa thuận sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Cũng trong chuyến thăm này, nhà lãnh đạo hai nước đã quyết định nâng quan hệ Trung – Hàn từ quan hệ “đối tác hợp tác toàn diện” như trước kia lên tầm “hợp tác chiến lược”. Và theo thỏa thuận về quan hệ đối tác hợp tác chiến lược mới, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ củng cố sâu sắc hơn trong lòng tin chính trị trong khi tiến hành trao đổi thường xuyên ở các cấp về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm, không chỉ là các vấn đề an ninh chính trị ở khu vực

Một phần của tài liệu Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Luận văn ThS (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)