dụ cụ thể cho mỗi trường hợp . Mỗi axit có 1 gốc axit tương ứng . Giáo viên lấy ví dụ và gọi tên 1 số gốc axit tương ứng .
Phân loại axit như sgk .
4) Tên gọi . – Nêu tên gọi của các loại axit. + Axit có oxi : +) Axit có nhiều oxi : ( Trong cùng một nguyên tố phi kim). Axit + Tên phi kim + ic +) Axit có ít oxi : Axit + Tên phi kim + ơ + Axit không có oxi : Axit + Tên phi kim + hiđric Ví dụ : HCl : Axit clo hiđric HBr : Axit Brom hiđric….
Lắng nghe , ghi nhớ .
*) Tiểu kết : - Axít .
+ Khái niệm : Phân tử axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử Hđro liên kết với gốc axit , các nguyên tử Hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại .
+ Công thức hóa học : Công thức tổng quát : Hx A . + Phân loại : Axit không có oxi và axit có oxi .
+ Tên gọi : Axit có oxi ( axit nhiều oxi và axit ít oxi ) , Axit không có oxi .
Hoạt động II : Nghiên cứu hợp chất Bazơ . (12 phút).
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học nghiên cứu trả lời các câu hỏi
trong sgk . + Em có nhận xét gì về sự giống nhau của các hợp chất bazơ trên ? Những hợp chất đó gọi là các hợp chất bazơ. + Vậy theo em bazơ là gì? + Nếu gọi kim loại chung có kí hiệu là M và hoá trị của M là n , thì công thức hóa học của bazơ là gì ?
- Cho học sinh nghiên cứu sgk nên cách phân loại các bazơ . Cho học sinh nhận xét , kết luận như trong sgk .
1) Khái niệm . - Nghiên cứu trả lời câu hỏi trong sgk . + Ví dụ : NaOH, KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2.... + Các bazơ trên đều có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hoặc nhiều nhóm hiđroxit (-OH). Trả lời như sgk . 2) Công thức hoá học : - Nêu công thức hóa học chung : CTHH chung của các bazơ là : M(OH)n.
M là nguyên tử kim loại , n chỉ số của nhóm (-OH) Và có giá trị bằng với hóa trị của kim loại M . 3) Phân loại các bazơ. Nêu cách phân loại : Bazơ được chia thành hai loại : Bazơ tan và bazơ không tan .
- Cho học sinh nghiên cứu tên gọi của các bazơ đã lấy ví dụ trên và yêu cầu học sinh từ đó đưa ra tên gọi cho hợp chất bazơ . - Cho học sinh nhận xét bổ sung cho đúng .
4) Tên gọi : - Nghiên cứu ví dụ : NaOH : Natri hiđroxit KOH : Kali hiđroxit. Cu(OH)2 : Đồng (II) hiđroxit. - Vậy tên gọi của các bazơ là : Tên kim loại (Kèm theo hoá trị đối với kim loại đa hoá trị) + Hiđroxit.
*) Tiểu kết : - Bazơ .
+ Khái niệm : Phân tử bazơ gồm có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH) .
+ Công thức hoá học : CTHH chung của các bazơ là : M(OH)n. + Phân loại các bazơ : Bazơ tan và bazơ không tan .
+ Tên gọi : Tên kim loại (Kèm theo hoá trị đối với kim loại đa hoá trị) + Hiđroxit . ( Nếu kim loại chỉ có 1 hóa trị thì gọi : Tên kim loại + Hiđroxit ) .
* Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học .
V) Cũng cố : ( 4 phút ) - Giáo cho học sinh hoàn thành bài tập sau .
+ Điền vào chỗ trống những từ thích hợp nguyên tử Hiđro , các nguyên tử kim loại , gốc axit ,
nguyên tử kim loại , Hiđroxit , bài tập sau .
Axit là hợp chất , mà phân tử gồm có 1 hay nhiều ………(1)………. liên kết với …… (2)………….các nguyên tử ( H ) này có thể thay thế bằng ………(3)………..
Bazơ là hợp chất mà phân tử có 1 ………(4)………liên kết với 1 hay nhiều nhóm ………(5)…………..
Đáp án :
(1) nguyên tử Hiđro , (2) gốc axit , (3) các nguyên tử kim loại , (4) các nguyên tử kim loại , (5) Hiđroxit .
VI) Dặn do : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà .
- Nghiên cứu kỹ lại bài .
- Bài tập : Làm bài tập 1, 3 , 4, 5, 6a ,b sgk / 130.
- Nghiên cứu phần còn lại của bài "Axit - Bazơ - Muối ". Em hãy nghiên cứu phần còn lại của bài và nêu khái niệm muối , cách phân loại , cách gọi tên của muối ?
Ngày soạn : 27 – 3 – 2011 . Tuần : 30 Ngày giảng : 28 – 3 – 2011 Tiết : 57
BÀI 37 : AXIT – BAZƠ - MUỐI ( Tiết 2 ) A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Biết và hiểu cách phân loại muối axit và muối trung hoà .
- Biết phân tử muối gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit . 2. Kỹ năng : - Đọc được tên các hợp chất muối khi biết công thức của chúng và ngược lại .
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết công thức hoá học , phương trình hoá học và tính theo phương trình hoá học .
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Khái niệm , tên gọi , phân loại của muối . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập . 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Sử dụng phương pháp thuyết trình , phương pháp nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra bài cũ : (5 phút) Em hãy nêu các khái niệm axit, bazơ và cách phân loại chúng ? III) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Theo em muối là gì ? chúng được phân loại và gọi tên
như thế nào?
IV) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Nghiên cứu về muối . (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sgk thực hiện
yêu cầu của giáo viên . + Lấy ví dụ về 1 số muối mà em biết . Em cho biết các muối trên giống nhau ở điểm nào ? - Cho học sinh nhận xét về thành phần của muối trong công thức hoá học của chúng . - Vậy em hãy nêu khái niệm muối là gì ?
- Cho học sinh bổ sung cho đúng , yêu cầu học sinh từ đó phân loại muối . Cho học sinh nghiên cứu ví dụ đã lấy và thử phân loại các muối .
1) Khái niệm . + Lấy ví dụ : NaCl , K2SO4 , Ca(NO3)2 , CaCO3 , NaHCO3 , Ba(HSO4)2 , Ca(HCO3)2 …. - Nhận xét theo nhóm : + Các muối trên trong thành phần đều có kim loại và gốc axit . - Nêu khái niệm muối như sgk . 2) Công thức hoá học của muối : Nêu thành phần của công thức hoá học của muối. Thành phần gồm 2 phần CTHH tổng quát : Xx My
X nguyên tử kim loại , x chỉ số nguyên tử kim loại X có giá trị bằng với hóa trị của gốc axit M , y chỉ số gốc axit M và có giá trị bằng với hóa trị kim loại X .
Phần kim loại và phần gốc axit. Mỗi gạch trước gốc axit tương ứng với hoá trị của gốc đó. 3) Phân loại muối . Muối được chia thành 2 loại : + Muối axit : Trong phân tử vẫn còn nguyên tử hiđro chưa bị thay thế bằng nguyên tử kim loại. + Muối trung hoà : Là muối trong phân tử các
+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ của hoá trị trong gốc axit với số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại ? - Cho học sinh nghiên cứu tên gọi 1 số muối trong ví dụ và đưa ra tên gọi cho muối . Cho học sinh nhận xét , bổ sung cho đúng .
nguyên tử trong gốc axit đã bị thay thế hết bằng kim loại + Hoá trị của gốc axit đúng bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng kim loại trong muối. 4) Tên gọi của muối . Nghiên cứu ví dụ . Nêu cách gọi tên muối . Tên gọi : Tên kim loại (Kèm theo hoá trị đối với kim loại đa hoá trị) + tên gốc axit .
*) Tiểu kết : - Muối .
+ Khái niệm : Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit .
+ Công thức hoá học : CTHH tổng quát : Xx My
+ Phân loại muối : Muối axit , muối trung hoà .
+ Tên gọi của muối : Tên kim loại (Kèm theo hoá trị đối với kim loại đa hoá trị) + tên gốc axit . ( Nếu kim loại chỉ có 1 hóa trị thì gọi : Tên kim loại + gốc axit )
Hoạt động II : Luyện tập . (12 phút).
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu bài tập trong
sgk và làm bài tập số 2/130 theo nhóm . Cho học sinh nhận xét , đánh giá cho đúng . - Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 theo cá nhân . - Cho học sinh nhận xét , đánh giá cho đúng .
- Làm bài tập 2 / 130 theo nhóm . + Các axit tương ứng : HCl , H2SO3 , H2SO4 , H2SO4 , H2CO3 , H3PO4 , H2S , HBr , HNO3 .
- Làm bài tập 4 : + Các bazơ tương ứng : NaOH , LiOH , Fe(OH)2 , Ba(OH)2 , Cu(OH)2 , Al(OH)3 .
* Kết luận : - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học .
V) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau .
+ Đọc tên những chất có công thức hóa học sau ghi dưới đây . Ba(NO3)2 , Cu(SO4) , Na2(HPO4) , K2(H2PO4) .
- Hướng cũng cố bài .
Ba(NO3)2 ( Batri Nitrat ) , Cu(SO4) ( Đồng II Sun phat ) , Na2(HPO4) ( Natrihiđrophotphat ) , K2(H2PO4) ( Kaliđihiđrophotphat ) .
* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm .
+ Trong các chất sau đây , nhóm chất nào là nhóm chất axit ?
a) Ba(OH)2 , Cu(SO4) , HCl . b) Fe(SO4)3 , Zn(HPO4) , Mg(H2PO4) c) Al(NO3)3 , Ca(OH)2 , Ba(HPO4) . d) H2(SO4) , HCl , H(NO3)
Đáp án : d
VI) Dặn do : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Hướng dẫn bài tập 3 :
Axit Oxit tương ứng.
H2SO4 SO3
H2SO3 SO2
H2CO3 CO2
HNO3 N2O5
H3PO4 P2O5
- Nghiên cứu và làm bài tập trước phần "Luyện tập 7 ".
Ngày soạn : 28 – 3 – 2011 . Tuần : 30 Ngày giảng : 29 – 3 – 2011 Tiết : 58
BÀI 38 : BÀI LUYỆN TẬP 7 . A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Cũng cố , hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về thành phần hoá học của nước . Các tính chất hoá học của nước : Tác dụng với một số kim loại tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro , tác dụng với một số oxitbazơ tạo thành dung dịch bazơ , tác dụng với một số oxit axit tạo thành dung dịch axit .
- Hiểu các khái niệm , phân loại , tên gọi các axit , bazơ , muối . 2. Kỹ năng : - Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập có liên quan . 3. Thái độ : Nghiêm túc , có tinh thần học tập cao , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập hóa học . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập .
- Bảng phụ : Hệ thống kiến thức đã học “ Nước – axit , bazơ , muối ” .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Sử dụng phương pháp thuyết trình , phương pháp nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Kiến thức cần nhớ. (10 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sgk trả lời
câu hỏi của giáo viên . + Em hãy chứng minh thành phần định lượng nước theo khối lượng là : oxi : hiđro = 8 : 1
- Nghiên cứu phần kiến thức sgk trả lời câu hỏi của giáo viên . Nghiên cứu sgk chứng minh theo cá nhân . + Từ tỉ lệ thể tích khí hiđro và khí oxi là 2 : 1 ta có tỉ lệ về số mol của các khí trên là 2: 1 Vậy trong phân tử nước cứ 2 nguyên tử hiđro liên kết với 1 nguyên tử oxi tạo ra 2 phân tử nước , từ
Từ thí nghiệm đã được quan sát ở bài học trước , viết các phương trình hoá học để chứng minh các tính chất của nước ? - Cho học sinh nhận xét , đánh giá . + Theo em sự giống và khác nhau giữa thành phần của muối với axit , bazơ là gì ? + Làm thế nào để xác định được hoá trị của nguyên tử kim loại trong bazơ và hoá trị của gốc axit trong hợp chất axit ?
- Cho học sinh nêu cách gọi tên muối , bazơ , axit .
đó ta có : mO : mH = 16 : 2 = 8 : 1. + Viết phương trình hoá học chứng minh các tính chất của nước . PTHH : 2Na + H2O → 2NaOH + H2 CaO + H2O → Ca(OH)2 . SO2 + H2O → H2SO3 Đối với muối và bazơ . Giống nhau : Đều có nguyên tử kim loại trong phân tử . Khác nhau : Trong bazơ không có gốc axit mà có nhóm hiđroxit trong phân tử . Đối với muối và axit . Giống nhau : Đều có gốc axit trong phân tử . Khác nhau : Trong muối có kim loại liên kết với gốc axit , còn trong axit không có . - Dựa vào nhóm hiđroxit ta có thể xác định được nhanh hoá trị của kim loại trong bazơ : + Hoá trị của kim loại bằng số nhóm hiđroxit . + Và dựa vào số nguyên tử hiđro ta có thể xác định nhanh chóng hoá trị của gốc axit trong hợp chất axit : Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro trong hợp chất axit . - Nêu cách gọi tên các hợp chất đã học
Hoạt động II : Luyện tập. (25 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh hoạt động cá nhân làm
bài tập 1 sgk / 131. + Cho học sinh các nhóm bổ sung , đánh giá . Giáo viên nhận xét , đánh giá . - Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 3 sgk / 131. + Cho học sinh các nhóm bổ sung , đánh giá . Giáo viên nhận xét , đánh giá . - Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 5 sgk / 131. + Cho học sinh đánh giá , nhận xét . Giáo viên nhận xét , đánh giá .
- Hoạt động cá nhân làm bài tập 1 . PTHH : a. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 b. 2K + 2H2O → 2KOH + H2 Cả 2 phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử , phản ứng thế . - Hoạt động nhóm làm bài tập 3. CTHH của các hợp chất là : CuCl2 , ZnSO4 , Fe2(SO4)3 , Mg(HCO3)2 ,
Ca3(PO4)2 , Na2HPO4 , NaH2PO4 . - Hoạt động nhóm làm bài tập 5 . PTHH : Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
102 (gam) → 3*98 ( gam)
Vậy trong phản ứng trên Al2O3 phản ứng là
mAl2O3 ( phản ứng) = 102*49/294 =17 ( gam )
mAl2O3 ( dư) = gam - mAl2O3 dư= 60 - 17 = 43 gam . * Kết luận : - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học .
III) Cũng cố : ( 4 phút ) - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức ( chuẩn bị bảng phụ ) , yêu
cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học , giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội .
IV) Dặn do : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 2, 4 sgk / 131 , nghiên cứu trước bài " Thực hành 6. " - Chuẩn bị các hóa chất , dụng cụ cho tiết học thực hành sau .
Ngày soạn : 3 – 4 – 2011 . Tuần : 31 Ngày giảng : 4 – 4 – 2011 Tiết : 59
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC . A) Mục tiêu :
1. Kiến thức :- Được cũng cố , nắm vững tính chất hoá học của nước : Tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hiđro , tác dụng với 1 số oxit bazơ tạo thành bazơ và 1 số oxit axit tạo thành axit.
2. Kỹ năng : Rèn luyện một số kĩ năng tiến hành thí nghiệm với Na , CaO , và P2O5 .
3. Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm , trung thực , hăng hái .
B) Trọng tâm : - Nước tác dụng với CaO , P2O5 . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập , làm thử trước các thí nghiệm .
- Dụng cụ : Mỗi nhóm : 1 lọ thuỷ tinh , 1 cốc thuỷ tinh , một chén sứ , giấy lọc , nút cao su , đèn cồn , muỗng sắt .
- Hoá chất : Na rắn , CaO , P đỏ , nước , giấy quỳ tím .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài , nghiên cứu các thí nghiệm trong sgk , chuẩn bị báo cáo
thực hành .
* Phương pháp : - Sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , phương pháp nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra chuẩn bị của học sinh : ( 2 phút ) Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị thí