Hãy thử đưa ra các cách nhận biết có phản ứng xảy ra ? - Cho cả lớp nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng .
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi theo cá nhân . + Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện : Có kết tủa , có chất khí bay lên , có sự biến đổi màu , có sự biến đổi nhiệt độ và ánh sáng...
*) Tiểu kết : - Nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra .
+ Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện (Có kết tủa , có chất khí bay lên …) Hoạt động II : Luyện tập. (17 phút) .
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh làm bài tập 2 sgk / 50.
+ Hạt đại diện cho phi kim và hợp chất là nguyên tử hay phân tử ? Giải thích tại sao ?
- Cho học sinh cả lớp nhận xét , đánh giá. + Cho học sinh làm bài tập 3 / 50. Trong phản ứng của Paraphin trong cây nến với khí oxi ngoài không khí. Em dựa vào hiện tượng nào để nhận biết có phản ứng xảy ra ? - Cho học sinh cả lớp nhận xét , đánh giá .
- Hoạt động cá nhân làm bài tập 2. + Vì mỗi phân tử là hạt đại diện cho chất , trừ kim loại hạt đại diện là nguyên tử. + Trong phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết của các nguyên tử , kết quả là chất mới được tạo thành . + Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi trong quá trình phản ứng . - Hoạt động cá nhân - trả lời. PTHH : Paraphin + Khí oxi →Khí cacbonđioxit + hơi nước. - Trả lời được câu hỏi: Khi phản ứng xảy ra có toả nhiệt và phát sáng .
* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .
IV) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi .
+ Khi nào để có phản ứng hóa học xảy ra ?
- Hướng cũng cố bài . + Các trường hợp để có phản ứng hóa học xảy ra .
+) Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau ( bề mặt tiếp xúc giữa các chất càng lớn , phản ứng càng dễ xảy ra )
+) Đa số các trường hợp cần cung cấp nhiệt độ thích hợp ( tùy theo từng phản ứng , mà khơi mào phản ứng , hoặc suốt quá trình phản ứng ) .
+) 1số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ( không cần các điều kiện trên ) . +) 1số phản ứng xảy ra chậm , cần có chất xúc tác để thúc đẩy phản ứng .
* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . Dấu hiệu nào sau đây , giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra .
a) Có chất kết tủa hoặc chất khí tạo thành sau phản ứng ( ở sản phẩm ) . b) Có sự thay đổi trạng thái của vật thể .
c) Có sự thay đổi trạng thái của vật thể .
d) Không có sự thay đổi màu sắc , hoặc không có sự tỏa nhiệt , phát sáng . Đáp án : a
V) Dặn do : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .
- Bài tập : Làm bài tập 1, 4 , 5, 6 sgk / 50- 51.
- Nghiên cứu kĩ bài thực hành "Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học".
- Chuẩn bị : Mỗi nhóm một bao diêm, một que đóm , một ống thổi , một tường trình hoá học. - Nghiên cứu kĩ mục tiêu của thí nghiệm , các bước thí nghiệm hoá học .
- Chuẩn bị bản tường trình thí nghiệm theo mẫu .
Ngày soạn : 29 – 10 – 2010 . Tuần : 10 Ngày giảng : 30 – 10 – 2010 Tiết : 20
BÀI 14 : BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức :- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm, trung thực, hăng hái .
B) Trọng tâm : Thí nghiệm 1 , 2 , viết tường trình thí nghiệm . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập , làm thử trước các thí nghiệm . - Dụng cụ : Mỗi nhóm : mỗi nhóm 4 ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, 1 đũa thuỷ tinh. - Hoá chất : Dung dịch Natricacbonat, dung dịch Canxihiđroxit, thuốc tím , nước cất .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài , nghiên cứu các thí nghiệm sgk , chuẩn bị báo cáo thực hành .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Kiểm tra chuẩn bị : ( 2 phút ) Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị và báo cáo nhóm
mình .
III) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Hoà tan và đun nóng kalipemanganat. (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nêu mục tiêu , các bước
tiến hành thí nghiệm 1.
mục tiêu , các bước tiến hành - Nêu thì nghiệm 1
+ Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ , cho hoá chất để tiến hành thí nghiệm . Cho học sinh tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng . + Cho học sinh giải thích hiện tượng trên. Khi chưa hoà tan vào nước thuốc tím có màu gì? Khi tan vào nước, hỗn hợp có màu gì ? Bằng cách nào chứng minh được trong ống nghiệm 2 có xảy ra hiện tượng hoá học ? - Cho các nhóm nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng .
+ Lắp dụng cụ và hoá chất theo hướng dẫn của giáo viên . 2. Lấy 2 ống nghiệm , ống 1 đựng nước và ống 2 khô. Ông 1 cho thuốc tím vào, khuấy đều , quan sát. Ông 2 cho thuốc tím vào lấy que đóm đang cháy cho vào miệng ống nghiệm và đáy ống nghiệm , đun nóng ống nghiệm , đồng thời , quan sát , sau một thời gian lấy nước cho vào ống nghiệm 2 khuấy đều , quan sát .
Nhận xét : Ông nghiệm 1: Thuốc tím tan làm nước có màu tím . Ông nghiệm 2 : Cho que đóm vào thấy que đóm bùng cháy, cho nước vào khuấy thấy chất rắn không tan xuất hiện , lắng xuống, nước vẫn trong . + Trước khi nung , thuốc tím tan được vào nước, sau khi nung chất rắn có màu đen , không tan vào nước, chứng tỏ chất rắn màu đen sau nung là chất mới .
Hoạt động II : Thí nghiệm thực hiện phản ứng với canxihiđroxit. (17 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nêu mục tiêu của thí
nghiệm và các bước tiến hành thí
nghiệm . + Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên . + Em hãy nêu hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm ?
- Cho các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm.
- Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm . Các nhóm còn lại bổ sung . + Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên , quan sát và nhận xét hiện tượng . + Cho vào cốc 1 một ít nước, cốc 2 một ít dung dịch canxihiđroxit. Dùng ống hút thổi vào cả hai ống nghiệm. Nhận xét: + Cốc 1 : Không có hiện tượng gì. + Cốc 2 : Hơi thở làm vẩn đục nước vôi trong , cốc 2 có phản ứng hoá học xảy ra.
* Kết luận : - Giáo viên nhắc lại nội dung kiến thức chính của buổi thực hành .
IV) Cũng cố : ( 4 phút ) - Yêu cầu học sinh viết tường trình thông qua câu hỏi .
+ Mô tả được những gì qua sát được ở thí nghiệm 1 , và thí nghiệm 2 , giải thích .
V) Dặn do : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học bài .
- Giáo viên cho học sinh thu dọn thí nghiệm, lau rửa dụng cụ thí nghiệm , cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình , viết báo cáo thí nghiệm .
- Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm . Về nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài .
- Nghiên cứu lại các thao tác thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ và hoá chất .
- Nghiên cứu trước bài " Định luật bảo toàn khối lượng ". Em hãy nghiên cứu bài mới và so sánh tổng khối lượng của các chất tham gia với tổng khối lượng của các chất sản phẩm ”. Ngày soạn : 31 – 10 – 2010 . Tuần : 11 Ngày giảng : 1 – 11 – 2010 Tiết : 21
BÀI 15 : ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn số nguyên tử trong phản ứng hoá học.
2. Kỹ năng : - Vận dụng đuợc định luật để tính khối lượng của một chất khi biết khối lượng của chất khác.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
B) Trọng tâm : Nội dung định luật và phần áp dụng . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
- Dụng cụ : Cân robecvan , ống nghiệm , cốc đựng ống nghiệm … - Hoá chất : BaCl2 , Na2SO4 . H2O .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
III) Nêu vấn đề bài mới: ( 2 phút ) Theo em khối lượng của các chất biến đổi như thế nào
trong phản ứng hoá học.
IV) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu thí nghiệm . ( 9 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cưú sgk nêu
mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . Tiến hành thí nghiệm biểu diễn cho học sinh quan sát , yêu cầu học sinh nhận xét sự thay đổi số chỉ của cân. + Trước phản ứng kim chỉ ở vạch nào?
- Nghiên cứu SGK nêu mục tiêu , các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Quan sát giáo viên làm thí nghiệm , nhận xét hiện tượng .
Sau phản ứng kim chỉ ở vạch nào ? + Khối lượng của các chất và quả cân như thế nào ? + Điều đó chứng tỏ điều gì ?
- Cho học sinh nhận xét kết quả thu được.
Cho vào một bên đĩa cân cốc đựng 2 ống nghiệm Ông 1 đựng dung dịch BaCl2 , Ông 2 đựng dung dịch Na2SO4 , + Cho quả cân vào phía đĩa cân còn lại cho cân bằng .
Nhận xét : + Trước khi cho dung dịch ở ống 1 vào dung dịch ở ống 2 thì khối lượng ở hai bên cân bằng nhau . + Sau khi cho dung dịch ở ống 1 vào dung dịch ở ống 2 thì khối lượng 2 bên quả cân vẫn bằng nhau . - Điều đó chứng tỏ khối lượng của các chất trước phản ứng bằng khối lượng của các chất sau phản ứng . Hay tổng khối lượng của các chất không thay đổi trong quá trình phản ứng hoá học xảy ra.
*) Tiểu kết : - Thí nghiệm .
+ Khối lượng của các chất trước phản ứng bằng khối lượng của các chất sau phản ứng . Khối lượng dung dịch BaCl2 + khối lượng dung dịch Na2SO4 = Khối lượng dung dịch NaCl + khối lượng dung dịch BaSO4 .
Hoạt động II : Định luật . ( 8 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nội dung nhận xét của các em chính
là định luật bảo toàn khối lượng . Em hãy nghiên cứu sgk . Nêu định luật bảo toàn khối luợng ? + Em hãy vận dụng kiến thức đã học để giải thích cho định luật trên ?. - Yêu cầu các nhóm hoạt động nhận xét, bổ sung cho câu trả lời . - Cho học sinh các nhóm nhận xét và đánh giá .
- Hoạt động cá nhân trả lời được như sgk .
- Hoạt động nhóm giải thích định luật . + Do trong phản ứng hoá học chỉ thay đổi liên kết của các nguyên tử , số nguyên tử của mỗi nguyên tố không đổi nên khối lượng của các chất không đổi trong qua trình phản ứng xảy ra .
*) Tiểu kết : - Định luật .
+ Trong phản ứng hóa học , tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng .
Hoạt động III : áp dụng . (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sgk .
Vậy ở trong thí nghiệm trên nếu gọi khối lượng của BaCl2 , khối lượng của Na2SO4 , khối lượng của sản phẩm
- Hoạt động nhóm . Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để viết.
BaSO4 , khối lượng của sản phẩm NaCl + Ta có thể viết như thế nào về khối lượng của các chất đó ? - Thông qua thí nghiệm trên và cách biểu diễn khối lượng trong phản ứng hoá học, em hãy viết phương trình khối lượng áp dụng cho công thức chung : A + B tạo ra C +D - Cho học sinh nhận xét , bổ sung cho đúng .
+ Rút ra công thưc chung.
m BaCl2 + m Na2SO4 = m NaCl + m BaSO4 .
- Nếu có : A + B tạo ra C +D Thì : mA + mB = mC + mD.
*) Tiểu kết : - Áp dụng .
+ Từ định luật bảo toàn khối lượng ta có : Công thức tổng quát về khối lượng : mA + mB = mC + mD .
* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .
V) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi .
+ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ? giải thích vì sao trong 1 phản ứng hóa học , tổng khối lượng các chất được bảo toàn như thế nào ?
- Hướng cũng cố bài .
+ Trong phản ứng hóa học , tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng .
+) Giải thích : Số nguyên tử trước và sau phản ứng không đổi , vì khối lượng của các nguyên tử được bảo toàn .
Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi , vì sự thay đổi này có liên quan đến các (e) ngoài cùng ( khối lượng các electron thay đổi không đáng kể ) .
*) Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau .
Lưu huỳnh + Khí oxi →0
t khísunphuarơ .
Nếu đã có 48 gam lưu huỳnh cháy và thu được 96 gam khísunphuarơ , thì khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng là
a) 40 gam . b) 44 gam . c) 48 gam . d) 52 gam . Đáp án : c
VI) Dặn do : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 1 đến 3 SGK trang 54.
- Nghiên cứu trước bài "Phương trình hoá học " , chuẩn bị cho tiết học sau .
Ngày soạn : 5 – 11 – 2010 . Tuần : 11 Ngày giảng : 6 – 11 – 2010 Tiết : 22
BÀI 16 : PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ( Tiết 1) A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Hiểu được : Phương trình hoá học dùng để biểu diễn phản ứng hoá học , gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp.
2. Kỹ năng : - Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm , giới hạn ở những phản ứng thông thường.
B) Trọng tâm : - Các bước lập phương trình hóa học .
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Tranh vẽ phóng to trang 55 SGK , hình 2.5 SGK phóng to. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực đàm thoại nêu vấn đề , kết hợp với phương pháp thuyết trình .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Các hoạt động học tập :
III) Kiểm tra - Nêu vấn đề . (5 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh