Trong những năm vừa qua, việc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn huyện đã thực hiện đúng theo các quy định, quản lý của nhà nước. Việc gây nuôi động vật hoang dã vừa đảm bảo mục đích phát triển kinh tế cho người gây nuôi, vừa đảm bảo mục đích bảo tồn động vật hoang dã. Ngoài ra việc gây nuôi động vật hoang dã còn góp phần phát triển kinh tế - du lịch và nghiên cứu giáo dục. Động vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn huyện đều có nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
Hầu hết các trại nuôi đảm bảo an toàn về chuồng trại, đảm bảo các điều kiện về môi trường, vệ sinh thú y, có hệ thống nước thải.
Hiện nay chủng loài động vật hoang dã nuôi dưỡng trên địa bàn huyện khá phong phú gồm: Nhím, Tắc kè, Lợn rừng, các loại rùa, Hổ( trắng, vàng), Gấu, Sư tử, Hà mã, Nai, Hươu, Sơn dương(đầu xoắn, đầu kiếm, đầu bò), Công, Trĩ,… Đặc biệt, ở trại nuôi động vật Lê Thanh Thản( Diễn Lâm) có nuôi 2 con Tê giác 2 sừng( Rhinoceros sumatrensis), loài này ở Việt Nam hiện mới công bố tuyệt chủng.
Tổng số hộ và tổ chức gây nuôi động vật hoang dã đến năm 2011 là 138 hộ và tổ chức. Trong đó, tăng nhiều nhất là số hộ và tổ chức gây nuôi Nhím, các loài Rùa, Tắc kè, Lợn rừng,… Số hộ và tổ chức gây nuôi gấu đã giảm còn 18 hộ.
Tổng số hộ và tổ chức nuôi động vật ở Diễn Châu khá nhiều, và nuôi với số lượng rất lớn. Ở trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản Nguyễn Hữu Huệ ( Diễn Đoài) nuôi các loài Tắc kè( Gekko gekko), Lợn rừng(Sus scrofa), Nhím( ), các loài rùa( Ba gờ, hộp trán vàng, hộp lưng đen, sa nhân), Ba ba( ), Rắn ráo thường( Jtyas korros). Số loài nuôi là 10 loài nhưng tổng số lượng con tới 3300 con. Ở trại nuôi động vật Lê Thanh Thản( Diễn Lâm) nuôi 4 con hổ ( trắng, vàng), 2 Sư tử ( Panthera leo), 2 con Hà mã ( ), 13 con Gấu: 1 con Gấu chó (
Urasus malayanus) , 12 con Gấu ngựa( Urasus thibetanus), 2 Tê giác 2 sừng
(Rhinoceros sumatrensis), ngoài ra còn có Nai, hươu, Sơn dương đầu xoắn, Sơn dương đầu kiếm, Sơn dương đầu bò, Công, Trĩ,… Tuy nhiên việc nuôi 2 con Tê giác 2 sừng đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.