Tình hình buôn bán gỗ trên địa bàn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu – Nghệ An và đề xuất giải pháp ngăn chặn (Trang 30)

Trên địa bàn huyện có 27 xưởng chế biến lâm sản và nhiều xưởng mộc nhỏ lẻ. Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ tình hình diễn ra phức tạp ở hầu khắp địa phương. Ðầu nậu thường giấu mặt và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển gỗ tiêu thụ gỗ lậu trái phép như dùng xe khách, xe chuyên dùng, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, dùng biển số giả..), giấu gỗ lậu dưới các hàng hóa khác, kết bè gỗ chìm dưới mặt nước, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần,…

Tình hình vi phạm về buôn bán gỗ trên địa bàn rất nhiều. Số tiền thu phạt nộp vào ngân sách nhà nước rất lớn, khối lượng gỗ tịch thu cũng lớn. Từ năm 2008 đến 2011 số lượng các hành vi vi phạm có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi hiện đại hơn. Đối tượng vi phạm được phát hiện và xử lý chủ yếu là cá nhân, có một số tổ chức là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Hải Thái( Diễn Tháp), Công ty trách nhiệm hữu hạn Anh – Pháp – Việt ( Diễn Kỷ), Công ty TNHH Lê Thanh Thản,…

- Số lần nhập xưởng trong 4 năm từ 2008 đến 2011 là 457 lần Trong đó:

+ Số lần nhập xưởng là 325 lần  khối lượng nhập : 432.258 m3  gỗ nội huyện: 7.614 m3  gỗ ngoại huyện: 424.644m3  gỗ rừng trồng: 6.552 m3 + Số lần xuất xưởng là: 132 lần

 Khối lượng xuất: 86.997 m3  Gỗ rừng trồng: 3.775 m3

Qua đây ta thấy khối lượng nhập xưởng rất lớn, nhưng khối lượng xuất thì rất nhỏ so với khối lượng, nhập chứng tỏ tình hình tiêu thụ gỗ trên địa bàn huyện rất mạnh. Mặt khác gỗ nhập xưởng chủ yếu là gỗ ngoại huyện, gỗ ở rừng trồng trên địa bàn chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu – Nghệ An và đề xuất giải pháp ngăn chặn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w