này
- Sự buông lõng trong quản lý của nhà nước:
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng và quản lý lâm sản. Sự buông lõng quản lý này tồn tại ở mọi cấp quản lý với tính chất và mức độ khác nhau và đều để xảy ra trong một thời gian dài.
Vai trò quản lý của nhà nước ở các cấp chính quyền chưa thực sự được coi trọng, còn nhiều biểu hiện giao khoán trắng công tác quản lý cho lực lượng chuyên trách là kiểm lâm.
Sự tách nhập các cấp chính quyền dẫn tới sự tách nhập các cơ sở, các phòng càng tạo nên sự chồng chéo đùn đẩy vai trò trách nhiệm cho nhau trong công tác quản lý. Do vậy xảy ra một thực tế là có nhiều cơ quan, nhiều cấp chức năng quản lý lâm nghiệp trên địa bàn song lại không có ai quản lý.
Việc xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lâm nghiệp của cơ quan kiểm lâm các cấp có những lúc những vụ việc xử lý chưa được nghiêm minh, không cương quyết, còn biểu hiện sự nể nang.
Việc tổ chức thực hiện pháp luật, các Chỉ thị 12/TTg, 08/TTg ở các địa phương trọng điểm thiếu tích cực, thường xuyên, việc xử lý vi phạm thường kéo dài, quy định pháp luật về chế tài xử lý còn nhẹ; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan trong việc điều tra, phát hiện, xử lý các đầu nậu, trong khi kiểm lâm chỉ có thẩm quyền xử lý người trực tiếp thực hiện hành vi phá rừng, không thể tổ chức điều tra mở rộng.
Một số chính sách tạo sự thông thoáng trong quản lý lưu thông, chế biến gỗ, lâm sản đã được ban hành, trong khi các biện pháp quản lý thực tế chưa theo kịp, nên đã bị lợi dụng, dẫn đến tình trạng hợp thức hóa gỗ, lâm sản được khai thác trái pháp luật.
Lực lượng kiểm lâm mỏng, địa vị pháp lý hạn chế, trang thiết bị, phương tiện chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, một bộ phận còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, dao động trước khó khăn, thậm chí có biểu hiện tiêu cực, bị mua chuộc, tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật lâm nghiệp nói riêng còn hạn chế, ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của một bộ phận nhân dân còn kém
Ngày nay phương tiện thông tin đại chúng pháp luật lâm nghiệp đã dần đi vào cuộc sống xã hội song nó mới dừng lại ở mức độ ban đầu. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và các chính sách về lâm nghiệp của các cơ quan có trách nhiệm chưa sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Các chính sách lâm nghiệp thì luôn bị thay đổi hoặc chậm được đổi mới làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước.
Thời gian qua ở nhiều địa phương xuất hiện một số hộ gia đình nuôi động vật hoang dã quý hiếm như việc nuôi gấu để khai thác kinh doanh mật gấu; để quản lý số gấu này, cơ quan Kiểm lâm tiến hành gắn “chíp” điện tử; Tuy nhiên, qua kiểm tra thì số lượng không được gắn chíp nhằm trốn tránh sự kiểm soát của Cơ quan chức năng cũng không phải là nhỏ, song chưa có chế tài có hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ công chức kiểm lâm còn quá ít
- Các văn bản pháp luật về lâm nghiệp ra đời không kịp thời song lại nhanh lạc hậu, còn thiếu nhiều điều khoản so với thực tế
Năm 1972 pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ban hành kể từ năm 1945, đến năm 1991 mới được nâng lên thành luật bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với nó là Nghị định 14/CP ra đời năm 1992 nhưng đến năm 1996 đã phải thay đổi bằng Nghị định 77/NĐ-CP và đến năm 2002 bổ sung Nghị định 17/NĐ-CP, sau đó 2 năm ( năm 2004) ban hành Nghị định 139/NĐ-CP. Và đến năm 2009 lại phải thay bằng Nghị định 99/NĐ-CP.