Hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu – Nghệ An và đề xuất giải pháp ngăn chặn (Trang 35)

Trên địa bàn huyện Diễn Châu chủ yếu xảy ra vi phạm về vận chuyển và buôn bán lâm sản, vi phạm về qui định chế biến lâm sản. Trong đó hành vi vận chuyển mua bán lâm sản chiếm tỷ trọng rất lớn chiếm 81.5% tổng số vụ vi phạm.

Bảng 7: Tình hình vi phạm trên địa bàn

Năm

Hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng Tổng (Vụ) Khai thác rừng Vận chuyển, Qui định chế biến Đối tượng vi phạm Cá nhân (Vụ) Tập thể (Vụ) 2008 64 1 52 11 61 3 2009 76 0 61 15 71 5 2010 84 0 68 16 78 6 2011 92 0 75 17 87 5 Tổng 314 1 256 59 297 19

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Hạt kiểm lâm Diễn Châu)

Từ số liệu trên cho thấy nạn buôn bán vận chuyển lâm sản qua địa bàn rất phức tạp, số vụ bắt giữ tương đối nhiều nhưng hiệu quả chưa cao. Qua đó cũng nói lên rằng công tác quản lý lâm sản của Hạt kiểm lâm Diễn Châu đang rất khó khăn và chưa có biện pháp hiệu quả. Trước tình hình đó theo tôi để làm tốt công tác quản lý lâm sản trên địa bàn ngăn chặn nạn vận chuyển buôn bán động vật hoang dã qua địa bàn Diễn Châu thì cần phải tăng cường lực lượng cũng như phương tiện để tuần tra phát hiện xử lý, cần phải xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm và đưa tin các lên phương tiên truyền thông để làm gương, vận động tuyên truyền để nâng cao vai trò phát hiện và tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân nhất là nhân dân trên các tuyến đường là con đường vận chuyển của bọn lâm tặc. Qua thực tiễn xử lý vi phạm tại hạt kiểm lâm Diễn Châu những năm qua và nhận thức được tính chất, hậu quả nghiêm trọng của tình hình buôn bán, vận

chuyển lâm sản trái phép, nên lực lượng kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác đấu tranh chống lâm tặc bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng. Thực hiện tốt việc điều tra, nghiên cứu pháp luật, căn cứ tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo đúng người đúng tội nhằm nâng cao tính giáo dục, răn đe góp phần nâng cao hiệu lực cuẩ pháp luật.

Trong số các vụ xử phạt hành vi vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản thì hơn 90% số vụ vi phạm thực tế bắt giữ xử lý vừa qua có các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện và chủ lâm sản. Xử lý vi phạm ở trường hợp này không vướng mắc. Đây là hành vi chuẩn theo qui định tại nghị định 77/CP.

Trường hợp 2: Người điều khiển phương tiện không phải là chủ phương tiện và không phải là chủ lâm sản, họ chỉ là lái thuê cho chủ phương tiện và tự ý nhận chở thuê lâm sản, trong khi đó chủ phương tiện không biết được việc làm sai trái của họ.

Thông thường khi phát hiện, bắt giữ chỉ có một mình người lái xe và có 2 trường hợp xảy ra:

Một là: Người lái xe thuê, chở thuê lâm sản trái phép chứng minh được chủ hàng lâm sản và chủ hàng lâm sản công nhận là đúng. Xử phạt tiền trường hợp này đối với cả lái xe và chủ lâm sản, nhưng lái xe chỉ là người chở thuê, hành vi của họ có thể biết trước hoặc không biết lâm sản họ chở thuê hợp pháp hay không hợp pháp, nếu biết trước là lỗi cố ý, không biết trước là lỗi vô ý. Theo quy định thì lỗi cố ý và lỗi vô ý đều bị xử phạt. Vậy xử phạt đối với các trường hợp này đều thiếu căn cứ chính xác có thể đã xử phạt nặng đối với lái xe hoặc phạt nặng đối với chủ hàng. Đối với lái xe phạt nặng hay nhẹ họ đều phải thi hành để nhận lại phương tiện, còn chủ lâm sản đa số đều bỏ trốn từ khi mới bị phát hiện bắt giữ.

Hai là lái xe không chứng minh được chủ lâm sản khi nhận chở thuê giữa lái xe và chủ lâm sản không biết rõ về nhau, họ chỉ hợp đồng và giao nhận với nhau lâm sản với nhau ở nơi xuất phát và nơi đến. Lâm sản vận chuyển dọc đường do lái xe bảo quản. Khi bị phát hiện chủ lâm sản bỏ trốn, lái xe không chứng minh được chủ hàng lâm sản. Vì vậy lái xe phải chịu trách nhiệm toàn bộ về vai trò vừa là người điều khiển phương tiện, vừa là chủ lâm sản trái phép. Xử phạt trường hợp này người vi phạm rất uất ức, người có thẩm quyền xử phạt

cảm thấy băn khoăn. Đây là một thực trạng mà bản thân những người thi hành pháp luật thấy rằng việc xử phạt có khi chưa thấu tình đạt lý.

Trường hợp 3: Người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển trái phép lâm sảncho người khác. Nếu chứng minh được chủ lâm sản thì bị xử phạt cả 2 người.

Trong trường hợp nếu chủ phương tiện đồng thời là người điều khiển phương tiện không chứng minh được chủ lâm sản, thì họ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hậu quả xảy ra. Đây là một thực trạng đang có nhiều tranh cãi gây nhiều rắc rối trong quá trình thực hiện.

Trường hợp 4: Chủ phương tiện nhận hàng của chủ lâm sản và giao cho người lái xe thuê đi vận chuyển, khi phát hiện bắt giữ chỉ có lái xe, có trường hợp chủ phương tiện công nhận đã có nhận hàng và giao cho lái xe, có trường hợp họ từ chối để mặc cho lái xe với cơ quan nhà nước. Như vậy trường hợp này số người vi phạm ít nhất là 3 người: Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện, chủ lâm sản. Khi đã xác định được người vi phạm thì việc xử phạt tương tự như các trường hợp 2 và 3. Sự rắc rối trong quá trình xử phạt các trường hợp này không phải là ít và đã dẫn đến tình trạng không xử phạt kịp thời và áp dụng mức phạt không chính xác.

Bốn trường hợp nêu trên chưa phải là tất cả nhưng cũng đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển buôn bán trái phép lâm sản hiện nay. Có thể nói rằng quy định hiện hành chưa đáp ứng hết yêu cầu xử phạt vi phạm trong thực tế và thực tế xử phạt cũng không đơn giản. Nếu như mỗi trường hợp trên đây đều có một quy định riêng, cụ thể thì chắc chắn sẽ giải quyết được một phần nào vướng mắc trong thực hiện và việc xử phạt sẽ đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện Diễn Châu – Nghệ An và đề xuất giải pháp ngăn chặn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w