Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 35 - 36)

3. Trình tự hạch toán

3.4Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

3.4.1 Mục đích

Đề phòng hàng tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý, xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán.

3.4.2 TK sử dụng

TK 159 –Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Được dùng phản ánh các nghiệp vụ lập, xử lý và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thuộc nhóm 5-TK loại 1.

Bên Nợ: Hoàn nhập số dự phòng hàng tồn kho đã lập ghi thu bất thường. Bên Có: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi chi quản lý doanh nghiệp năm báo cáo.

Số dư Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.

3.4.3 Phương pháp hạch toán

Cuối niên độ kế toán so sánh giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán với giá trị hàng tồn kho trên thị trường. Nếu giá thực tế nhỏ hơn thì lập dự phòng theo số chênh lệch.

Mức dự phòng giảm Số lượng Giá HTK trên Giá HTK trên giá hàng tồn kho HTK sổ kế toán thực tế ngày 31/12

Chỉ lập dự phòng giảm giá HTK cho những HTK thực có của doanh nghiệp, có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn hợp lệ. Những HTK này phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Nợ TK 632 Có TK 159

Bước 2: Cuối niên độ kế toán sau tính ra mức dự phòng giảm giá HTK cần lập, so sánh với mức dự phòng giảm giá HTK năm trước đã lập:

-Mức dự phòng giảm giá năm trước không đủ, kế toán cần lập thêm dự phòng:

Nợ TK 632

Có TK 159

- Mức dự phòng giảm giá HTK năm trước đã lập, có thể năm nay không xảy ra hoặc thừa, kế toán hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 159 Có TK 632

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 35 - 36)