Vận dụng tài khoản và trình tự hạch toán

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán máy phát điện tại công ty TNHH Thiết bị Công Nghiệp Đa Ngành (Trang 38)

2.3.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng

- TK 5111 “ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: kế toán mở sổ chi tiết TK 5111 để theo dõi tình hình tiêu thụ cho các mặt hàng, nhóm hàng. Trong đó:

TK 5111 – TBKN: Doanh thu bán Thiết bị khí nén CompAir TK 5111 – Paus: doanh thu bán xe xúc hầm chuyên dụng Paus TK 5111 – MPĐ: doanh thu bán máy phát điện

- TK 131 “ phải thu khách hàng” theo dõi các khoản phải thu khách hàng. - TK 156 “ hàng hóa” được theo dõi chi tiết cho từng loại mặt hàng bán theo từng mã hàng nhất định trong kỳ.

- TK 642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để phản ánh trị giá các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Trong đó:

• TK 6421 “ chi phí quản lý doanh nghiệp”

• TK 6422 “ chi phí bán hàng”

- TK 632: “Giá vốn hàng bán”.

Kế toán sử dụng tài khoản này để ghi nhận giá vốn của các nghiệp vụ bán hàng đã được ghi nhận doanh thu.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản như TK 111 “tiền mặt”, TK 112 “tiền gửi ngân hàng”, TK 3331 “ thuế GTGT đầu ra phải nộp”...

2.3.3.2 Trình tự hạch toán

Kế toán bán buôn qua kho

Tham gia quá trình này phải có mặt đại diện của ba bên: Thủ kho làm nhiệm vụ giao dịch chính (xuất hàng), kế toán bán hàng viết hóa đơn, người mua nhận hàng

Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng (GTGT), phiếu xuất kho, thẻ kho,

phiếu thu tiền mặt.

Tài khoản sử dụng: TK 1111, 156 , 632, 511, 33311

Công ty có số liệu tổng hợp (1 tháng là 1 lần) nên họ không cần lập chứng từ ghi sổ theo từng lần xuất kho mà theo dõi qua số chi tiết của từng số hoá đơn.

Kế toán bán lẻ hàng hoá

+ Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng thì nhân viên lập hoá đơn GTGT hoặc bán lẻ hàng hoá thì lên bảng kê bán lẻ hàng hoá.

+ Hàng hoá xuất bán lẻ được theo dõi trên phiếu xuất kho ghi làm 3 liên. Liên 3 giao cho người bán hàng ở cửa hàng bán lẻ. Người bán hàng mang v ề cửa hàng và vào số liệu hàng nhập kho cửa hàng trên thẻ cửa hàng.

+ Cuối ngày nộp tiền cho thủ quỹ theo mẫu giấy nộp tiền

Ví dụ 2: Ngày 21/01/2014 CTTNHH thiết bị công nghiệp đa ngành bán cho

anh Thanh thuộc tập đoàn Công nghiệp than – KS Việt Nam – Công ty Than Mạo Khê TKV một số máy sau

- 1 máy phát điện Baifa power – BF – C275 : 350.000.000 đ/c. - 1 máy nén khí di động ELGI – DT350 – 200 : 1.320.000.000 đ/c.

Tổng số tiền chưa thuế là: 1.670.000.000 đ, thuế GTGT 10%. Sau khi nhận lại phiếu xác nhận đơn hàng của tập đoàn Công nghiệp than – KS Việt Nam – Công ty Than Mạo Khê TKV, phòng kinh doanh lập tức cho lệnh xuất kho (Phụ lục 07), nhận được lệnh xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho và xuất hàng cho tập đoàn Công nghiệp than – KS Việt Nam – Công ty Than Mạo Khê TKV (Phụ lục 08). Hóa đơn GTGT số 0000119 –GT (phụ lục 09). Tập đoàn Công nghiệp than đã chuyển

khoản qua tài khoản công ty tại Ngân hàng Techcombank số tiền thanh toán. Căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131: 1.837.000.000

Có TK 511: 1.670.000.000 Có TK 3331: 167.000.000

Theo đúng nguyên tắc ghi nhận doanh thu đồng thời phải ghi nhận giá vốn nhưng do công ty áp dụng tính giá vốn theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ nên khi bán hàng kế toán chỉ ghi nhận lượng hàng hóa xuất bán, đến cuối kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp nhập –xuất- tồn hàng hóa kế toán tính và ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, như đã trình bày ở phần trên.

Căn cứ vào số dư trên tài khoản tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng Techcombank của công ty (có thể kiểm tra trực tuyến trên hệ thống Internet Banking của các Ngân hàng), kế toán ghi:

Nợ TK 112: 1.837.000.000 Có TK 131: 1.837.000.000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:

Tại công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Đa Ngành do đặc điểm bán hàng và tổ chức công tác kế toán của công ty là bán hàng các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế TTĐB và tình thuế GTGT thep phương pháp khấu trừ, không xuất khẩu hàng hoá vì vậy mà các khoản thuế làm giảm trừ doanh thu bán hàng không phát sinh.

Bên cạnh đó Công ty luôn chiếm được ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng hàng hoá và các dịch vụ sau bán. Hàng hoá của công ty được cung cấp bởi các nhà cung cấp nổi tiếng và có uy tín và sau khi mua về đều được kiểm tra cẩn thận về mẫu mã, quy cách, chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho. Vì vậy hàng hoá bán ra luôn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng mà khách hàng yêu cầu. Và đối với những khách hàng lớn công ty luôn có chính sách ưu đãi về giá nên công ty không sử dụng tài khoản 5211- Chiết khấu thương mại và TK 5212-Giảm giá

hàng bán.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán máy phát điện tại công ty TNHH Thiết bị Công Nghiệp Đa Ngành (Trang 38)