Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 49)

- Công tác tổ chức ngân hàng

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Việt

2.1 Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt Nga

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Việt Ngadoanh Việt Nga doanh Việt Nga

Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (Vietmam - Russia Joint Venture Bank, VRB) được thành lập theo Giấy phép số 11/GP-NH do Thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 30/10/2006. Sự ra đời của VRB trên cơ sở liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với Ngân hàng Ngoại thương (JSC VNESHTORGBANK) của Liên bang Nga- VTB, với vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu USD, trong đó bên Việt Nam góp 51% và bên nước ngoài góp 49%.

VRB là Ngân hàng liên doanh đầu tiên thực hiện tăng vốn điều lệ đúng quy định của Chính Phủ và NHNN Việt Nam từ mức 10 triệu USD khi thành lập lên 30 triệu USD năm 2007; 62,5 triệu USD năm 2008 và trong năm 2011, VRB đã tăng vốn điều lệ lên mức 168,5 triệu USD từ nguồn vốn góp của các đối tác liên doanh, trong đó BIDV tham gia góp 84,25 triệu USD và VTB góp 84,25 triệu USD, tương ứng mỗi bên góp 50% vốn điều lệ.

Theo giấy phép hoạt động, ngân hàng liên doanh Việt- Nga được thực hiện các hoạt động giao dịch bằng đồng Việt Nam như: nhận tiền gửi, thanh toán, cho vay, bảo lãnh, phát hành và thanh toán các loại séc, thẻ tín dụng, mở tài khoản tại NHNN; vay vốn ngắn hạn của NHNN. Bên cạnh đó, VRB cũng được thực hiện các hoạt động bằng ngoại tệ về nhận tiền gửi, mua, bán ngoại tệ, cho vay, thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền, vay vốn của nước ngoài, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư phù hợp với chức năng hoạt động của một NHTM.

Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của VRB

Cơ cấu tổ chức của VRB bao gồm:

(Nguồn: Văn phòng- Ngân hàng Liên doanh Việt Nga)

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy VRB

- Hội đồng quản trị: Xem xét, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh, đảm bảo tính thực thi các định hướng phù hợp với diễn biến của thị trường; quyết định các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng; thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng.

- Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên các hoạt động tài chính, giám sát việc thực hiện chế độ hạch toán, các hoạt động về tín dụng, huy động vốn và các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng, tham mưu và báo cáo Hội đồng quản trị những tổn tại trong hoạt động của VRB.

- Ban điều hành: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tại VRB, Ban điều hành gồm 03 thành viên là Tổng Giám Đốc và 02 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách mảng nghiệp vụ liên quan.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH

Bộ phận Kiểm toán nội bộ Hội đồng Tín dụng Ban Quan hệ khách hàng Ban Nguồn vốn &Kinh doanh tiền tệ Ban Pháp chế & chế độ Ban Quản lý Rủi ro Ban Tài chính Kế toán Ban Dịch vụ Khách hàng Văn Phòng Công Ban nghệ Ngân hàng điện tử Ban Quản lý bán hàng & Phát triển mạng lưới

Trung tâm thẻ Ban QLDA

Corebanking Sở Giao dịch/ Chi nhánh

Phòng Giao dịch VRB Moscow Bank

- Hội đồng tín dụng: Hội đồng tín dụng có chức năng quyết định, phê duyệt các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của Tổng Giám đốc và không vượt quá 10% vốn tự có của VRB.

- Bộ máy hoạt động của Ngân hàng được phân thành các khối/Ban chức năng gồm: Ban Quan hệ khách hàng, Ban Dịch vụ khách hàng, Ban Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Rủi ro, Ban Quản lý Bán lẻ và phát triển mạng lưới, Ban Pháp Chế Chế độ, Ban Công nghệ Ngân hàng điện tử, Văn Phòng và các chi nhánh trực thuộc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Nga (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w