- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
a. Khái niệm và nội dung vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu … và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm vv…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định . Do đó để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nên tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau.
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh .
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Từ những sự phân tích trên có thể rút ra: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luôn chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng chu chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luôn chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luôn chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn và ngược lại.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.