Các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 1 phần 2 (Trang 54)

- Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn

b.Các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho

Trên góc độ quản lý tài chính , việc dự trữ hàng tồn kho cũng là một quyết định chi tiêu tiền. Để xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho tối ưu cần so sánh lợi ích đạt được từ dự trữ hàng tồn kho với chi phí phát sinh do dự trữ hàng tồn kho để có phương thức quyết định hàng tồn kho. Vì vậy, cần xem xét các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho.

Tại cùng một thời điểm, khi một doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm:

- Chi phí đặt hàng (ordering cots)

- Chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ (carrying cots) - Chi phí thiệt hại do không có hàng

* Chi phí đặt hàng: Bao gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao

nhận hàng theo hợp đồng.

Tuỳ theo nguồn cung ứng từ bên ngoài doanh nghiệp hay cung ứng trong nội bộ doanh nghiệp mà chi phí đặt hàng cũng có sự khác nhau. Trên thực tế chi phí cho mỗi đơn đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tuy nhiên, trong các mô hình quản lý vốn về hàng tồn kho đơn giản thường giả định chi phí cho mỗi lần đặt hàng là cố định và độc lập với số vốn đơn vị đặt mua. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng.

* Chi phí dự trữ (Chi phí tồn trữ)

Chi phí lưu giữ là những chi phí liên quan đến việc thực hiện dự trữ hàng tồn kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Chi phí lưu giữ bao gồm; chi phí lưu kho và chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, giảm giá biến chất, chi phí bảo hiểm, chi phí cơ hội về số vốn lưu giữ đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí trả lãi tiền vay để mua vật tư, hàng hóa dự trữ, chi phí thuế. Ở một số quốc gia, cơ quan thuế địa phương yêu cầu doanh nghiệp phải nộp một khoản thuế tài sản trên giá trị hàng tồn kho.

Chi phí lưu giữ được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ.

Chí phí lưu giữ có thể được xem là một chi phí đáng kể khi thực hiện kinh doanh. Thông thường chi phí lưu giữ hàng năm dao động từ 20 đến 45% tính trên giá trị hàng tồn kho cho hầu hết các doanh nghiệp.

Chi phí lưu giữ cũng bao gồm: Chi phí biến đổi và chi phí cố định, gần như tất cả các chi phí lưu giữ biến động tỷ lệ theo mức độ hàng tồn kho, chỉ có chi phí thuê kho hoặc khấu hao các thiết bị hoạt động trong kho là tương đối cố định trong thời gian ngắn. Vì vậy, chi phí lưu giữ được xem như là một chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị hàng tồn kho.

* Chi phí thiệt hại khi không có hàng (hàng tồn kho hết)

Chi phí thiệt hại do hàng tồn kho hết xảy ra bất cứ khi nào doanh nghiệp không có khả năng giao hàng bởi nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng dự trữ trong kho.

Chi phí thiệt hại gồm: chi phí đặt hàng khẩn cấp, chi phí thiệt hại do ngừng trệ sản xuất, lợi nhuận bị mất do hết thành phẩm dự trữ để bán cho khách hàng …

Tuy nhiên, để đơn giản hoá chúng ta sẽ không tính đến chi phí này trong phân tích chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho.

CÂU HỎI Câu 1. Trình bày khái niệm, phân loại TSCĐ? Câu 1. Trình bày khái niệm, phân loại TSCĐ?

Câu 2. Khấu hao TSCĐ là gì? Phân biệt khấu hao và hao mòn TSCĐ? Câu3. Trình bày các phương pháp khấu hao TSCĐ? Cho ví dụ minh họa?

Câu 4. Trình bày nội dung, trình tự lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp và

gián tiếp?

Câu 5. Trình bay khái niệm, nội dung và thành phần của vốn lưu động?

Câu 6. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của Doanh nghiệp? Câu 7. Để quản trị có hiệu quả các khoản phải thu doanh nghiệp phải làm gì?

Câu 8. Trình bày các biện pháp tăng vòng quay vốn lưu động?

BÀI TẬP Bài 1:Có tình hình TSCĐ của doanh nghiệp X như sau: Bài 1:Có tình hình TSCĐ của doanh nghiệp X như sau:

I. Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm là 4.520 triệu, trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao có tổng nguyên giá là 1.820 triệu (số TSCĐ này dự trữ trong kho được phép của cấp có thẩm quyền)

II. Trong năm có sự biến động về TSCĐ như sau:

1.Ngày 01 tháng 1 đi mua một xe ô tô tải có tổng nguyên giá 230 triệu. 2. Ngày 01 tháng 3 đưa 1 TSCĐ có nguyên giá 250 triệu trong kho ra sử dụng 3. Ngày 01 tháng 6 nhân lại 1 TSCĐ ở 1 liên doanh giải thể giá đánh giá lại là 100 triệu 4.Ngày 01 tháng 9 thế chấp 1 TSCĐ đang sử dụng có nguyên giá 180 triệu 5.Ngày 01 tháng 11 được phép đưa 1 TSCĐ đang sử dụng vào kho (vì sản xuất theo mùa vụ) TSCĐ này có nguyên giá 108 triệu

6.Ngày 01 tháng 11 đưa vào sử dụng một khu vui chơi giải trí mới xây dựng. Gía thanh toán trả cho bên B (theo phương thức chìa khoá trao tay) có nguyên giá là 200 triệu

7.Ngày 01 tháng 12 có chuyển cho đơn vị khác hạch toán độc lập một TSCĐ có nguyên giá 150 triệu, TSCĐ nãy đã khấu hao 30%

8. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung là 10%

Yêu cầu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Hãy xác định số tiền khấu hao phải trích trong năm

2.Tính hiệu suất sử dụng TSCĐ, vốn cố định

Biết: Tất cả các TSCĐ nói trên đều có tính chất sản xuất

- Số khấu hao luỹ kế đầu năm là 950 triệu

- Doanh thu thuần của năm là 12.200 triệu

Bài 2:Có tình hình TSCĐ của doanh nghiệp X như sau:

I. Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm là 6.000 triệu, trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao có tổng nguyên giá là 1.500 triệu (số TSCĐ này dự trữ trong kho được phép của cấp có thẩm quyền)

II. Trong năm có sự biến động về TSCĐ như sau:

1. Ngày 01 tháng 1 thanh lý một xe ô tô tải có tổng nguyên giá 250 triệu đã khấu hao 80%

2.Ngày 01 tháng 4 đưa 1 TSCĐ có nguyên giá 300 triệu trong kho ra sử dụng

3. Ngày 01 tháng 5 đưa 1 TSCĐ trong kho ra sử dụng có nguyên giá 140 triệu

4. Ngày 01 tháng 9 cho thuê (thuê hoạt động) 1 TSCĐ đang sử dụng có nguyên giá 180 triệu

5.Ngày 01 tháng 10 được phép đưa 1 TSCĐ đang sử dụng vào kho (vì sản xuất theo mùa vụ) TSCĐ này có nguyên giá 144 triệu

6.Ngày 01 tháng 11 đưa vào sử dụng một khu vui chơi giải trí mới xây dựng. Gía thanh toán trả cho bên B (theo phương thức chìa khoá trao tay) có nguyên giá là 200 triệu

7.Ngày 01 tháng 12 có chuyển cho đơn vị khác hạch toán độc lập một TSCĐ có nguyên giá 150 triệu, TSCĐ nãy đã khấu hao 30%

8. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung là 10%

Yêu cầu:

1.Hãy xác định số tiền khấu hao phải trích trong năm?

2.Tính hiệu suất sử dụng TSCĐ, vốn cố định?

Biết: Tất cả các TSCĐ nói trên đều có tính chất sản xuất

- Số khấu hao luỹ kế đầu năm là 1.000 triệu

- Doanh thu thuần của năm là 12.000 triệu

Bài 3:Có tình hình TSCĐ của doanh nghiệp X như sau:

I. Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm là 5.000 triệu, trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao có tổng nguyên giá là 1.200 triệu (số TSCĐ này dự trữ trong kho được phép của cấp có thẩm quyền)

II. Trong năm có sự biến động về TSCĐ như sau:

1. Ngày 01 tháng 1 thanh lý một xe ô tô tải có tổng nguyên giá 500 triệu. đã khấu hao 80% 2. Ngày 01 tháng 4 bán 1 TSCĐ có nguyên giá 300 triệu kho để thu hồi vốn 3. Ngày 01 tháng 5 đưa 1 TSCĐ trong kho ra sử dụng có nguyên giá 140 triệu

4. Ngày 01 tháng 9 cho thuê (thuê hoạt động) 1 TSCĐ đang sử dụng có nguyên giá 100 triệu

5. Ngày 01 tháng 9 được phép đưa 1 TSCĐ đang sử dụng vào kho (vì sản xuất theo mùa vụ) TSCĐ này có nguyên giá 84 triệu

6. Ngày 01 tháng 10 đưa vào sử dụng một kho lạnh mới xây dựng. Gía thanh toán trả cho bên B (theo phương thức chìa khoá trao tay) có nguyên giá là 300 triệu

7. Ngày 01 tháng 12 có chuyển cho đơn vị khác hạch toán độc lập một TSCĐ có nguyên giá 250 triệu, TSCĐ nãy đã khấu hao 30% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung là 10%

Yêu cầu:

1.Hãy xác định số tiền khấu hao phải trích trong năm? 2.Tính hiệu suất sử dụng TSCĐ, vốn cố định?

Biết: Tất cả các TSCĐ nói trên đều có tính chất sản xuất

- Số khấu hao luỹ kế đầu năm là 1.050 triệu

- Doanh thu thuần của năm là 12.500 triệu

Bài 4. Một doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán đến ngày 30/12/N như sau:

Đơn vị: 1000 đồng

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

I Tài sản cố định 6.000 I. Nợ phải trả 3.000

Nguyên giá 7.500

KH lũy kế 1.500

II. Tài sản lưu động 2.000 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.000

Tổng cộng 8.000 Tổng cộng 8.000

Trong đó số tài sản không trích khấu hao có nguyên giá là 500 triệu. Phần TSCĐ trích khấu hao được hình thành từ các nguồn vốn sau:

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp = 4.000 - Vốn tự có đầu tư XDCB = 1.000 - Vốn vay dài hạn ngân hàng là 2.000

Các TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm có cùng tỷ lệ khấu hao như sau:

STT Nhóm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao (%)

1 Phương tiện vận tải 500 10

2 Thiết bị văn phòng 1.000 15

3 Nhà cửa 1.500 5

4 Máy móc thiết bị 4.000 12

Doanh nghiệp dự kiến trong năm kế hoạch như sau:

- Ngày 01 tháng 1 sẽ mua thêm một só máy móc thiết bị trị giá 200 triệu bằng nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng.

- Ngày 01 tháng 3dự kiến thanh lý một số thiết bị văn phòng không cần dùng đến, nguyên giá 100 triệu thuộc Nguông vốn ngân sách Nhà nước cấp.

- Ngày 01 tháng 4 dự kiến lắp đặt hệ thống máy điều hòa cho bộ phận văn phòng trị giá 150 triệu từ vốn tự có đầu tư XDCB.

- Ngày 01 tháng 7 dự tính khánh thành một cửa hàng kinh doanh trị giá 500 triệu từ vốn tự có đầu tư XDCB.

- Ngày 01 tháng 10 mang một số máy móc thiết bị đi sửa chữa có nguyên giá 200 triệu. Chi phí SCL dự kiến = 20 triệu. Só khấu hao lũy kế của các TSCĐ này tính tại thời điểm đó là 160 triệu. Giá trị hiện tại liên quan đến SCL = 20 triệu. Chỉ số đánh giá lại = 0,8.

- Ngày 01 tháng 12 doanh nghiệp dự tính mua thêm một số phương tiện vận tải trị giá 100 triệu bằng vốn tự có đầu tư XDCB.

Yêu cầu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hãy lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cho năm kế hoạch theo hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp. Hãy so sánh mức khấu hao của hai phương pháp trên và nêu nhận xét.

2. Tính số phân phối tiền trích khấu hao năm kế hoạch của doanh nghiệp. 3. Tính hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ theo định kỳ của doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp giải quyết.

Tài liệu bổ sung: Theo chế độ tài chính hiện hành, toàn bộ tiền khấu hao cơ bản của các TSCĐ được hình thành từ vốn ngân sách cấp cho doanh nghiệp Nhà nước được để lại doanh nghiệp để tái đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ.

Bài 5. Công ty sản xuất bánh kẹo Hải Châu dự kiến doanh thu tiêu thụ năm kế hoạch = 10

tỷ đồng. Kế hoạch chi phí của Công ty như sau: Đơn vị: 1000 đồng

1.Chi phí nguyên vật liệu chính dự kiến = 50% doanh thu tiêu thụ. 2. Chi phí vật liệu phụ = 200

3. Chi phí phụ tùng thay thế = 300 4. Chi phí sản xuất chung = 1.000 5. Chi phí nhiên liệu = 400

6. Chi phí nhân công trực tiếp = 500

7. Công ty dự kiến số chi phí trả trước phát sinh trong kỳ = 200, số chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành trong kỳ = 220, số chi phí trả trước đầu kỳ kế hoạch = 50.

8. Phương thức thanh toán của doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp có thể bán chịu cho khách hàng trong vòng 30 ngày.

- Nhà cung cấp có thể cho doanh nghiệp mua chịu nguyên vật liệu trong vòng 40 ngày. - Trong năm kế hoạch doanh nghiệp đã đồng ý ký hợp đồng với khách hàng cứ 10 ngày doanh nghiệp giao hàng một lần.

9. Số ngày dự trữ trung bình cho: - Nguyên vật liệu chính: 30 ngày - Vật liệu phụ: 20 ngày

- Phụ từng thay thế:10 ngày

- Chu kỳ sản xuất trung bình: 3 ngày - Nhiên liệu: 10 ngày

Yêu cầu: Hãy xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.

Bài 6. Doanh nghiệp X có số liệu kế tán năm báo cáo và năm kế hoạch như sau: I. Năm báo cáo(N):

1. Số vốn lưu động trong năm: - Đầu năm: 100 triệu - Cuối quý I: 110 triệu - Cuối quý II: 120 triệu - Cuối quý III: 130 triệu - Cuối quý IV: 140 triệu

2. Doanh thu thuần tiêu thụ các loại sản phẩm = 1.200 triệu.

3. Nguyên giá TSCĐ có tính khấu hao tính đến 31/12/N =200 triệu. 4. Số khấu hao lũy tính đến ngày 31/12/N = 200 triệu.

5. Số sản phẩm A tồn kho cuối kỳ = 3.000 sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 1 phần 2 (Trang 54)