như Thanh Oai, Thường Tín… Do đó ở các địa phương này cần có chính sách riêng biệt về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng tay nghề cho lao động để duy trì và phát triển làng nghề, đồng thời có chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào làng nghề truyền thống để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng làng nghề giúp thu hút lao động nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ở làng nghề.
b. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.
Bằng nhiều chương trình và biện pháp, trong 3 năm 2006-2008, toàn thành phố đã tạo việc làm cho 356.443 người , trong đó: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm cho 269.929 người chiếm 75,7% tổng số. Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm tạo việc làm cho 48.371 lao động chiếm 13,6%; xuất khẩu lao động 12.468 người chiếm 3,5% (Phụ lục1).
Kết quả giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của toàn thành phố xuống còn 5% năm 2012. Trong số lao động có việc làm của thành phố, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (tính từ trung cấp nghề trở lên) chiếm 36,87%, lao động chưa qua đào tạo chiếm 55,76%. Như vậy có thể thấy lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động có việc
làm, hầu hết những lao động này làm công việc thời vụ, mức lương thấp và những quyền lợi của người lao động cũng không được quan tâm đầy đủ.
Đối với khu vực nông thôn, tình trạng lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, thiếu trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật chiếm phần lớn. Cụ thể là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo ở khu vực nông thôn chiếm 74,88%, lao động nông nghiệp có trìnhđộ trung cấp trở lên chỉ chiếm 17,49%. Đây là một điểm hạn chế của lao động nông nghiệp khu vực nông thôn, làm giảm sức cạnh tranh cũng như thu nhập của lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động nông nghiệp có việc làm trong tuổi LĐ ở khu vực nông thôn Hà Nội năm 2012 chia theo trình độ CMKT và giới tính
Đơn vị: %
Toàn thành phố Nông thôn STT Trìnhđộ CMKT
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
A B 1 2 3 4 5 6
1 Tổng số 100 100 100 100 100 100
2 Chưa qua đào tạo 55,76 53,88 57,9 74,88 7,.05 78,09
3 CNKT không bằng 3,86 4,92 2,65 4,26 5,64 2,70
4 Đào tạo dưới 3 tháng 0,56 0,66 0,44 0,46 0,61 0,3
5 Sơ cấp nghề 2,87 3,64 2,00 2,33 3,09 1,47 6 Có bằng nghề dài hạn 0,80 1,27 0,27 0,58 0,94 0,18 7 Trung cấp nghề 4,67 5,26 3,99 3,75 4,61 2,78 8 Trung học chuyên nghiệp 4,11 3,51 4,79 3,15 2,76 3,59 9 Cao đẳng nghề 0,80 0,83 0,77 0,78 0,85 0,70
10 Cao đẳng chuyên nghiệp 3,18 2,41 4,05 2,72 1,99 3,55
11 Đại học 21,64 21,68 21,59 6,80 7,14 6,41
12 Thạc sĩ 1,43 1,47 1,38 0,23 0,25 0,20
13 Tiến sĩ 0,32 0,45 0,18 0,05 0,07 0,03
3.3.3. Đánh giá tình hình giả i quyế t việ c làm cho lao độ ng nông nghiệ p
củ a thành phố Hà Nộ i trong quá trình xây dự ng nông thôn mớ i
3.3.3.1. Những thành công trong giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội
Từ năm 2006- 2010, có 457.300 lượt người được đào tạo nghề, bình quân mỗi năm có 114.325 lượt người được đào tạo nghề (hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề chiếm 37,5%, sơ cấp nghề chiếm 62,5%). Cơ cấu lao động và nghề đào tạo đã từng bước chuyển dịch theo nhu cầu thị trường lao động, theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Số lượng các cơ sở dạy nghề tăng hàng năm, tính đến nay, hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố có 275 cơ sở, (trong đó cơ sở dạy nghề công lập là 120 và ngoài công lập là 155), số cơ sở
tăng thêm chủ yếu là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
Công tác xã hội hoá dạy nghề được quan tâm. Mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích tham gia công tác đào tạo nghề, góp phần hình thành mạng lưới cơ sở dạy nghề đa dạng với nhiều hình thức đào tạo.
UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản số 112/KH-UBND ngày 24/8/2012 về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội [65]. Mục tiêu đề ra của kế hoạch là: Thành phố dự kiến dạy nghề cho 30.500 lao động nôngnghiệp, trong đó, đào tạo trìnhđộ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 30.000 lao động nôngnghiệp (nghề nông nghiệp: 11.245 người, nghề phi nông nghiệp 15.755 người). Đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 500 lao động nôngnghiệp là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Đồng thời, Thành phố cũng sẽ đào tạo bồi dưỡng 2.300 cán bộ, công chức cấp xã, bao gồm: Bồi dưỡng nghiệp vụ công chức xã: chức danh Địa chính- Xây dựng cho 500 người; Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND trúng cử lần đầu cho
1.000 người; Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức xã sau tuyển dụng: 800 người.
Thực hiện Kế hoạch trên, các huyện trên địa bàn thành phố đã căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và nhu cầu sử dụng lao động nông nghiệp qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, nhu cầu học nghề của lao động nông nghiệp lựa chọn các nghề phù hợp, có khả năng tạo việc làm, tăng năng suất, thu nhập cho người dân để tổ chức dạy nghề cho lao động nông nghiệp, trong đó, đặc biệt ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới để sớm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và lao động nông nghiệp thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác… Các địa phương song song với các chương trình đào tạo nghề đã thực hiện tập trung quy hoạch vùng sản xuất, thâm canh nông nghiệp ổn định, xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến ngư, mô hình kinh tế trang trại, mô hình chăn nuôi thuỷ sản, tạo điều kiện và mở rộng phát triển các ngành nghề mới trong nông thôn như cơ khí, chăm sóc cây cảnh,… đây là những ngành nghề hết sức cần thiết và giải quyết tốt lao động nông nghiệp tại chỗ của mỗi địa phương.
Trong 3 năm 2010 – 2012 tiêu biểu của thành phố Hà Nội là Huyện Đan Phượng đã đào tạo nghề cho 4.116 lao động nông nghiệp với tổng mức kinh phí hỗ trợ trên 3,1 tỷ đồng. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu như: May CN, tin học văn phòng, chăn nuôi thú y, kỹ thuật nấu ăn, trồng và chăm sóc cây cảnh, trồng hoa và một số nghề phi nông nghiệp như: Công nghệ sửa chữa ô tô, điện dân dụng và công nghiệp, sửa chữa điện thoại, sửa chữa và lắp ráp máy vi tính, hướng dẫn du lịch…
Ngày 12/5/2007, Sàn giao dịch việc làm (GDVL) Hà Nội do Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội tổ chức thực hiện đã khai trương và đi vào hoạt động.
Tỷ lệ kết nối cung – cầu lao động tại phiên GDVL không ổn định và phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tại Sàn GDVL Hà Nội, tỷ lệ kết nối cung – cầu lao động thường đạt từ 18 – 25%. Năm 2007, 2008 là những năm đầu tiên Sàn GDVL Hà Nội đi vào hoạt động, do chưa có nhiều kinh nghiệm chắp nối việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động nên tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động mới đạt 22%. Cuối năm 2008 và năm 2009 các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động tại phiên GDVL ảnh hưởng theo, năm 2009 chỉ đạt 18,72%. Từ năm 2010 trở đi, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói riêng tiếp tục gặp khó khăn. Trước tình hình đó, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng hiệu quả kết nối cung – cầu lao động tại Sàn GDVL Hà Nội (tăng tần suất tổ chức các Phiên GDVL, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới người lao động và người sử dụng lao động về hoạt động của Sàn GDVL dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Xây dựng phóng sự phát trên Đài Truyền hình Trungương, Hà Nội; Thông tin trên hệ thống Loa phát thanh của các phường, xã; Tuyên truyền trên kênh VOV giao thông; Treo băng rôn tại các Trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề…, mở nhiều lớp tư vấn, đào tạo kỹ năng tham dự phỏng vấn cho người lao động trước khi tham dự phỏng vấn tại Sàn GDVL. Vì vậy, đã nâng hiệu quả kết nối cung - cầu lao động tại Sàn GDVL Hà Nội lên 20,54% năm 2010; 24,82% năm 2011 và năm 2012 là 22,4%.
Kết quả hoạt động của Sàn GDVL từ năm 2007 – 2012 như sau:
- Tổng số phiên GDVL đã được thực hiện trên địa bàn Hà Nội từ năm 2007 đến nay là 278 phiên, trong đó: Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội tổ chức thực hiện: 175 phiên, chiếm 63%. Riêng năm 2012 đã tổ chức: 112 phiên, chiếm 40,3% tổng số phiên GDVL đã tổ chức từ năm 2007 đến nay;
- Tổng số đơn vị đã tham gia phiên GDVL: 15.436 doanh nghiệp, trong đó: Số doanh nghiệp tham gia phiên tại Sàn GDVL do Trung tâm GTVL Hà Nội tổ chức: 11.761 đơn vị, chiếm 76%, điều đó cho thấy quy mô của phiên GDVL được tổ chức tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với tổ chức tại Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội. Riêng năm 2012, có 4.574 đơn vị tham gia, tăng 1.537 doanh nghiệp so với năm 2010; tăng 727 doanh nghiệp so với năm 2011 và gấp 22,5 lần số doanh nghiệp tham gia năm 2007;
- Tổng số lao động đã được các doanh nghiệp tuyển dụng qua hoạt động của Sàn giao dịch việc làm từ năm 2007 -2012 là: 109.150 người, trong đó, số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng tại Sàn GDVL Hà Nội: 85.182 người, chiếm 78% tổng số lao động được tuyển dụng qua hoạt động của Sàn GDVL ở Hà Nội trong 5 năm qua. Riêng năm 2012 tổng số lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng qua hoạt động của Sàn GDVL là 21.273 người.
3.3.3.2. Những điểm chưa thành công trong giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mớiở Hà Nội
* Quan hệ cung- cầu lao động trên thị trường chưa được giải quyết tốt.
Cung lao động tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của cầu lao động nông nghiệp - Chất lượng cung lao động nông nghiệp còn thấp:Cung lao động nông nghiệp tuy dồi dào song tỷ trọng lao động nông nghiệp qua đào tạo mới đạt 45% (trong đó qua đào tạo nghề 23% là thấp), thị trường lao động hiện nay đang cần nhiều lao động trình độ kỹ thuật cao, cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi; mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tuy nhiều nhưng chưa đủ mạnh, cơ sở vật chấtở các cơ sở đào tạo nghề còn nghèo nàn (trang thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và nội dung đào tạo chậm đổi mới...) ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của thị trường lao động (kể cả cầu lao động trong và ngoài nước), chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học nghề có chất lượng cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng và cho người sau khi học nghề đi tìm việc làm.
- Cầu lao động kỹ thuật một số nhóm ngành và cấp độ đào tạo có xu hướng chững lại và tăng chậm trong khi cung lao động có chuyên môn kỹ thuật của nhóm ngành này vẫn tăng lớn (Rõ nhất là nhóm lao động có trình độ đại học, cao đẳng các ngành kinh tế, luật...) nên có một bộ phận cung lao động có trìnhđộ cao phải chấp nhận làm những vị trí công việc có yêu cầu trình độ thấp hơn, gây lãng phí và bất hợp lý trong sử dụng nguồn nhân lực.
- Cầu lao động nông nghiệp phổ thông, lao động trong các làng nghề và lao động xuất khẩu lao động trên địa bàn khá phong phú, với số lượng lớn, song tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp Hà Nội còn rất nặng nề (phần lớn người lao động không muốn làm các công việc giản đơn, nặng nhọc, thu nhập thấp) nên kết quả giải quyết việc làm hàng năm cũng chỉ đáp ứng khoảng 50- 55% cầu lao động của khu vực này trên thị trường lao động. * Mặc dù công tác tạo việc làm cho lao động nông nghiệp được các cấp quan tâm và đầu tư nhiều nguồn lực hỗ trợ nhưng tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn định, tạm thời còn khá cao chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm.
* Quản lý nhà nước đối với thị trường lao động còn khó khăn, bất cập, việc nắm bắt các thông tin thị trường và các giải pháp điều tiết cung- cầu chưa linh hoạt... Các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, tuyển sinh học nghề... người lao động nông nghiệp ở các vùng nông thôn, vùng xa khó có cơ hội tiếp cận nên việc chọn nghề và tìm việc làm gặp khó khăn.
* Đội ngũ cán bộ viên chức và lao động của hệ thống giới thiệu việc làm còn thiếu, yếu về chuyên môn nên việc tư vấn việc làm, học nghề, giới thiệu
việc làm cho người lao động nông nghiệp và kết nối cung- cầu lao động trên thị trường lao động nông nghiệp còn hạn chế, kết quả chưa cao.
* Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong nhân dân về
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong dạy nghề, học nghề việc làm chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của công tác dạy nghề và giải quyết việc
làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vẫn còn tồn tại tâm lý chỉ muốn lựa chọn cấp học ở trình độ cao (Đại học, Cao đẳng) nên một bộ phận thanh niên Thủ đô chưa thật sự thiết tha với học nghề, kén chọn việc làm không muốn làm việc khó khăn, nặng nhọc, thu nhập thấp, không muốn làm việc ở ngành nông nghiệp (Hiện nay cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn về cơ khí, thủy lợi về phục vụ cho nông nghiệp nông thôn là rất thiếu). Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn hạn chế, tiền đền bù và hỗ trợ người dân chủ yếu sử dụng vào mục đích xây nhà, mua sắm thiết bị sinh hoạt, chưa chú trọng đến tạo việc làm và học nghề cho bản thân đã tạo ra mâu thuẫn giữa trìnhđộ năng lực của người tìm việc với yêu cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng khiến cung- cầu lao động khó đáp ứng nhau, hạn chế đến kết quả giải quyết việc làm hàng năm.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân ruộng đất đầu người hiện đã rất thấp, phân bố lại manh mún, nhỏ lẻ, làm chia cắt hệ thống công trình thủy lợi, giảm năng lực phục vụ của hệ thống này đồng thời gây khó khăn cho việc xây dựng nền sản xuất hàng hóa.
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở các huyện ngoại thành diễn ra mạnh mẽ gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thoát nước và sử lý môi trường, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp mất đất sản xuất nhưng chưa đủ điều kiện để chuyển sang ngành nghề khác.
Trìnhđộ thâm canh, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất