nông thôn mới. Vì vậy, trên địa bàn Hà Nội, những thay đổi là rất khác nhau giữa các địa phương do quá trình xây dựng nông thôn mới là không đều. Để làm rõ vấn đề này, tác giả lựa chọn huyện Phúc Thọ và Ba Vì để so sánh. Tính đến hết năm 2013, Phúc Thọ và Ba Vì chưa có một xã nào được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Phúc Thọ diễn ra chậm vì vậy không tạo ra nhiều chuyển biến cho quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Các công trình hạ tầng được triển khai xây dựng
chậm vì vậy không tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất dịch vụ (hình 3.4). Điều này thể hiện qua số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng không đáng kể từ năm 2010 đến năm 2013 ở huyện Phúc Thọ. Nguyên nhân của sự khác nhau này bắt nguồn từ xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới. Trong khi Phúc Thọ là một huyện thuần nông với kinh tế chậm phát triển thì năm 2008 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới Từ Liêm đã là một huyện phát triển rất mạnh về nhiều mặt, cùng với những thuận lợi về vị trí địa lý đã làm cho kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là rất khác nhau.
Sự khác nhau này là đặc điểm cần xét đến khi đề ra những phương án giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Đòi hỏi mỗi địa phương cần có những biện pháp và cách áp dụng riêng biệt phù hợp với tình hình của mỗi địa phương.
Đơn vị tính: người
Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê huyện Phúc Thọ 2010– 2013 [19]
Hình 3.4. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở huyện Phúc Thọ qua các năm