Hình 3.12. Cơ cấu lao động nông nghiệp Hà Nội 2009

Một phần của tài liệu Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2015-2020 định hướng 2030 (Trang 100)

đều hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên trong khi phần lớn lao động nông nghiệp huyện Ba Vì tập trung ở lĩnh vực trồng trọt chiếm 61% thìở huyện Hoài Đức lực lượng lao động nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi lại là lực lượng chính chiếm 62,2%. Sự khác nhau này là do điều kiện tự nhiên cũng như tập quán lao động ở các địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để nghiên cứu xây dựng chính sách giải quyết việc làm riêng cho từng địa phương ở Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phân tích kết quả điều tra huyện Ba Vì và HoàiĐức [51]

Hình 3.13. So sánh cơ cấu lao động nông nghiệpở huyện Ba Vì và Hoài Đức

b. Chấtlượng cung lao động:

Trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Tính đến tháng 4/2009, thực hiện xã hội hoá công tác dạy nghề, toàn Thành phố có 279 cơ sở dạy nghề với đa dạng sở hữu và cấp độ đào tạo. Đồng thời với việc phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, để đào tạo được lực lượng công nhân kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng mới Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao tại Tây Mỗ, Từ Liêm để đào tạo lao động cho khu vực nông thôn trong 4 nhóm ngành chủ yếu là: Cơ khí, điện, điện tử, Tin học với quy mô 3.000 học sinh/năm (đi vào hoạt động cuối năm 2010), năm 2009 triển

khai dự án đầu tư xây dựng Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao Việt- Hàn (tại Nguyên Khê, Đông Anh) với quy mô đào tạo 3.000 học sinh/ năm.

Với hệ thống cơ sở dạy nghề ngày càng được tăng cường cả số lượng và chất lượng, số lao động được dạy nghề cũng ngày một tăng lên, đáp ứng yêu cầu cung lao động cho sản xuất, từ 68.500 lao động được đào tạo năm 2006, tăng lên 17.000 lao động năm 2008 (HN mới), ngoài đào tạo chính quy, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông nghiệp, lao động trong các làng nghề, trong đó 3.500 lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai nghiện ma tuý.

Chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động nông nghiệp qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo toàn Thành phố tăng lên đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm), tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đào tạo nóichung, đào tạo nghề nói riêngở khu vực nông thôn còn thấp (Phụ lục 1).

Để thấy rõ tác động của việc xây dựng nông thôn mới tới chất lượng lao động nông nghiệp có thể so sánh sự khác nhau về tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo ở một huyện có sự xây dựng nông thôn mới mạnh mẽ (Từ Liêm: có 12 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 3 xã còn lại là cơ bản đạt) và một huyện có tiến trình xây dựng nông thôn mới trung bình (Phúc Thọ: chưa xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2013). (Hình 3.14)

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm và Phúc Thọ, 2010, 2013 [51]

Hình 3.14. So sánh chất lượng lao động giữa huyện Phúc Thọ và huyện Từ Liêm

Qua biểu đồ có thể thấy rõ sự khác nhau về trình độ lao động giữa hai huyện. Ở Từ Liêm năm 2009 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 57%, sau 3 năm xây dựng nông thôn mới tỷ lệ này đã giảm xuống còn 46,5% trong khi tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 43% lên 53,5%. Trong khi đó ở một huyện có tốc độ xây dựng nông thôn mới ở mức trung bình là Phúc Thọ, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo năm 2009 là 72% và sau 4 năm tỷ lệ này đã tăng lên 86,4%, tỷ lệ lao động được đào tạo chỉ ở mức 13,6%. Như vậy chất lượng lao động là rất khác nhau giữa các vùng của thành phố mà nguyên nhân là chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tổ chức thực hiện có hiệu quả khác nhau trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Xét riêng về lao động nông nghiệp, năm 2011 ở Hà Nội tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở mức cao (93,55%), tỷ lệ có trình độ đại học trở lên chỉ đạt 0,28% (Hình 3.15)

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phân tích số liệu điều tra 401 xã Hà Nội (phụ lục 4)

Hình 3.15. Cơ cấu lao động nông nghiệp Hà Nội phân theo trìnhđộ chuyên môn

Trình độ của lao động nông nghiệp cũng có sự khác biệt giữa những huyện xây dựng nông thôn mới mạnh mẽ như ở huyện Từ Liêm và những huyện có tốc độ xây dựng nông thôn mới ở mức trung bình như ở huyện Phúc Thọ,

Một phần của tài liệu Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2015-2020 định hướng 2030 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)