Đơn vị tính: %
Nguồn: Phân tích số liệu điều tra ba huyện (phụ lục 4)
Hình 3.16. So sánh trìnhđộ lao động nông nghiệp huyện Từ Liêm, Sóc Sơn, Phúc Thọ
Hình 3.16 chỉ rõ ảnh hưởng của quá trình xây dựng nông thôn mới tới trình độ của người lao động. Ở Huyện Từ Liêm tỷ lệ người lao động được đào tạo đạt 17,36% cao hơn gấp 4 lần ở huyện Sóc Sơn và Phúc Thọ (đều chỉ đạt gần 4%) , và gấp 2,7 lần so với tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo của thành phố ( đạt 6,45%). Đây chính là kết quả tích cực của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Từ Liêm. Quá trình xây dựng nông thôn mới kéo theo sự phát triển của kinh tế và chất lượng cuộc sống, đòi hỏi người lao động nông nghiệp phải học tập nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đồng thời đây cũng là kết quả của chính sách giải quyết việc làm khi xây dựng nông thôn mớiở Hà Nội.
3.3.2.2. Cầu lao động có xu hướng tăng và đa dạng do chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế nhiều thành phần và sự hỗ trợ của Nhà nước tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở
Hà Nội
a. Về quy mô cầu lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội trong ba năm qua có xu hướng tăng tạo thuận lợi cho việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn :
- Quy mô cầu lao động Thành phố Hà Nội tăng do chính sách phát triển kinh tế xã hội, 3 năm qua, trên địa bàn Hà Nội thành lập mới 35.245 doanh nghiệp, tổng cầu lao độngtăng158.500 người (bình quân năm tăng 53.000 người), trong đó cầu lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng 48.000 người, cầu lao động dịch vụ tăng 84.000 người, cầu lao động nông nghiệp tăng 27.000 người. Đến cuối 2008, Hà Nội có 76.135 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.250, doanh nghiệp nhà nước 676, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 74.029. Quy mô cầu lao động năm 2008 tăng khoảng 49.000 lao động, nhưng chỉ bằng 75% so với quy mô của cung lao động (Cung lao động tăng 65.000 người).
- Cầu lao động ngoài nước: các DN có chức năng đưa lao động đi XKLĐ tăng lên do địa giới hành chính Thủ đô mở rộng, từ 59 doanh nghiệp lên 85 doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển lao động đi XKLĐ của các DN XKLĐ trên địa bàn năm 2008 là 15.000 người.
- Chính sách hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm của Nhà nước và thành phố bình quân mỗi năm tạo ra khoảng 24.000- 25.000 chỗ làm việc trong các DN vừa và nhỏ, kinh tế cá thể và hộ gia đình .
Việc xây dựng nông thôn mớicũng góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Ở xã Tây Tựu huyện Từ Liêm, toàn bộ 3,2km đường liên thôn được mở rộng đã tạo việc làm cho khoảng 200 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ, nhiều hộ gia đình đã đầu tư nhà lạnh để bảo quản hoa nâng cao chất lượng dịch vụ tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp. Cũng do đường giao thông được mở rộng, kinh tế ở xã Tây Tựu đã phát triển mạnh, khoảng 800 – 1000 hộ dân đã mở rộng quy mô sản xuất trồng hoa bằng cách thuê thêm đất và lao động ở các huyện lân cận, tạo việc làm cho một lượng lao động nông nghiệp không nhỏ cho các huyện lân cận. Hơn nữa chính các hộ nông dân này là những người chuyển giao nghề tốt nhất cho lao động nông nghiệp ở tại địa phương mà họ đến thuê đất (huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng) góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở những địa phương đó.
Một loại hình sản xuất quan trọng, điển hình ở Hà Nội, là nguồn cung cấp việc làm cho rất nhiều lao động nông nghiệp là các làng nghề. Tính đến năm 2013 toàn thành phố Hà Nội có trên 1.300 làng nghề. Các làng nghề này thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp, tuy nhiên phân bố không đều giữa các địa phương.
Đơn vị: Làng nghề
Nguồn: Phân tích số liệu sở Lao động thương binh xã hội
Hình 3.17 . Phân bố làng nghề tại các huyện trên địa bàn Hà Nội