B. Xây dựng chiến lược kinh doanh
3.4. Phân tích bản kế hoạch kinh doanh của Công ty TNHH MTV Tùng
Hưng Thịnh
Căn cứ vào tình hình hoạt động kih doanh trong một số năm qua, Công ty TNHH MTV Tùng Hưng Thịnh đã xây dựng phương án kinh doanh năm 2015- 2018 phù hợp với định hướng của nhà nước về ngành nghề kinh doanh và các quy định khác.
Bảng 7: Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015-2018 ( ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Tổng doanh thu + Xây lắp +Sản xuất + Kinh doanh +Kinh doanh khác 80.000 27.000 6.000 37.000 10.000 100.000 28.000 15.000 47.000 10.000 130.000 30.000 17.000 75.000 8.000 150.000 35.000 20.000 75.000 20.000
2. Lọi nhuận thực hiện 450 720 800 1.000
3.Mức định biên lao động 850 850 850 850
4.Các khoản nộp ngân sách 8.700 10.480 13.366 15.450
5. Tổng chi phí 70.850 88.800 115.834 133.550
Ø Trong giai đoạn 2015- 2018, Công ty TNHH MTV Tùng Hưng Thịnh sẽ tăng cường và mở rộng hoạt động kinh doanh với các lĩnh vực: xây lắp, sản xuất, kinh doanh và kinh doanh khác. Tổng doanh thu dự kiến tăng đều qua các năm. Hoạt động kinh doanh chính lại là nhiệm vụ kinh doanh như thép là,thép tấm, thép xây dựng, hàng tiêu dùng,... Rõ ràng đây là lĩnh vực kinh doanh trở nên chủ yếu trong thời gian tới do Công ty đã nhận thấy những cơ hội lớn để đưa lĩnh vực kinh doanh này trở thành lĩnh vực mũi nhọn của Công ty như: Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (APAT) và mở rộng các mối quan hệ truyền thống và tăng cường các mối quan hệ buôn bán với các nước khác. Mặc khác ở trong nước, chính phủ sẽ có nhiều chính sách ưu đãi cho sản xuất kinh doanh trong nước như thuế. Viễn cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều thuạn lợi và thách thức lớn cho nên Công ty đã chọn lĩnh vực kinh doanh là lĩnh vực mũi nhọn.
Mặc dù, lĩnh vực xây lắp là lĩnh vực truyền thống của Công ty. Công ty có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ trong ngành xây dựng, trang thiết bị và con người. Nhưng lĩnh vực xây lắp này lại được đặt ở hàng thứ hai sau lĩnh vực kinh doanh. Tổng doanh thu tăng từ 27.000 triệu lên 35.000 triệu tổng doanh thu này chỉ bằng 1/3 - 1/5 so với tổng doanh thu. Rõ ràng đây là một sự điều chỉnh
thích hợp của Công ty trong tình hình các cuộc cạnh tranh trong ngành xây dựng trở nên quyết liệt. Mặt khác, lĩnh vực xây lắp chiếm lượng vốn lớn, chu kỳ kinh doanh dài và hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh không đồi hỏi lượng vốn quá lớn mà vòng quay vốn cao, hiểu quả knh tế lớn. Vì vậy, lĩnh vực xây lắp được đặt sau lĩnh vực kinh doanh.
Cùng với những kế hoạch phát triển của Công ty thì Công ty còn có kế hoạch tuyển thêm lao đọng trong giai đoạn 2015-1018 để phục vụ cho kế hoạch phát triển và mở rộng sản xuất của Công ty trong thời gian tới.
3.4.2. Kế hoạch của Công ty trong thời gian tới.
Ø Kế hoạch đầu tư phát triển kinh doanh
- Tăng cường nguồn vốn kinh doanh của Công ty để có thể chủ động trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới cơ cấu nhiệm vụ xay lắp, sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nhằm phát huy mọi khả năng và lợi thế của Công ty, đồng thời tiếp thu mọi nguồn lực từ bên ngoài.
- Tiếp tục triển khia nhiệm vụ dự án, đầu tư,kinh doanh nhà. Tổ chức nghiên cứu thị trường để hình thành cá dự án sản xuất với quy mô nhỏ.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ trên cơ sở Công ty là một doanh ngiệp ngoài quốc doanh.
- Cải tạo và nâng cấp một số cửa hàng kinh doanh và các chi nhánh khác nhằm thu hút khách hàng , nhằm mục tiêu nâng cao doanh số mở rộng thị phần kinh doanh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị trợ giúp làm việc để tăng hiệu quả công việc kinh doanh của Công ty.
Ø Kế hoạch lao động và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên.
Có kế hoach đâò tạo lại và đào tạo thêm đối với số lao động ới vào nghề hoặc số lao động quan trọng trong công ty
Cố gắng nâng cao mức sống của cán bộ, công nhân viên và đảm bảo thu nhập trung bình là 1.800.000đ/tháng.
3.4.3. Đánh giá về phương án kinh doanh của Công ty TNHH MTVTùng Hưng Thịnh Tùng Hưng Thịnh
Ø Mặc tích cực
³ Điểm quan trọng đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh của Công ty TNHH MTV Tùng Hưng Thịnh là nó đã thể hiện được hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn 2015- 2018.
Như đã phân tích ở trên trong kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2-18 của Công ty TNHH MTV Tùng Hưng Thịnh đã thể hiện rõ nét phương hướng kinh doanh của mình trong giai đoạn tới. Một mặt, Công ty đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ( các hàng tiêu thụ , thiết bị) dự kiến dẫn đầu về tổng doanh thu. Đăc biệt là những mặt hàng kinh doanh này chủ yếu phục vụ xây lắp cho nên Công ty có nhiều mối quan hệ với khách hàng.
Mặt khác, Công ty vẫn tiếp tục và duy trì lĩnh vực truyền thống có thế mạnh của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác như tư vấn xây lắp, xây dựng nhà ở, gia công sản xuất , trang trí nội ngoại thất.
Nâng cao khả năng tổ chức nghieen cứu thị trường đê hình thành các dự án sản xuất nhỏ với vi mô nhỏ và đổi mới cơ cấu nhiệm vụ xây lắp, sản xuất kinh doanh, quản lý nhà nhằm phát huy mọi khả năng và lợi thế của Công ty đồng thời tiếp thụ được mọi nguồn lực tự bên ngoài.
³ Trong những phương án hoạch định kinh doanh, Công ty TNHH MTV Tùng Hưng Thịnh đã dưa ra một số căn cứ là những nhân tố thành công của phương án kinh doanh trước đó kết hợp một số phân tích tình hình nội bộ của công ty, những điểm khó khăn và thuận lợi của Công ty.
* Mặt thuận lợi
Ngay từ những năm đầu của giai đoạn 2015 -2018 Công ty đã tìm kiếm được hàng loạt hợp đông có giá trị vừa và lớn trong xây lắp và kinh doanh.
Một số dự án đàu tư đã xuất hiện những nhân tố khả thi có triển vọng.
Các tổ chức đoàn thể ổn định, phát huy được vai trò chức năng nhiệm vụ tổng thể hoạt động của Công ty.
Quy chế quản lý hoạt động kinh tế nội bọ được ban hành phát huy dân chủ tại đơn vị và đảm bảo cơ sở pháp lý, kỹ cương của Công ty.
* Khó khăn
Trong quá trình thực hiện kế hoạch 2015-2018 Công ty TNHH MTV Tùng Hưng Thịnh gặp phải khó khăn sau:
Để chuẩn bị gia nhập mậu dịch tự do khu vực Đông Nam Á (AFTA), Nhà nước sẽ có nhiều điều chỉnh theo chiều hướng để cho các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi hơn trọng việc buôn bán với quốc tế. Vì vậy, việc điều chỉnh này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến một số lĩnh vực kinh doanh cuả Công ty và do đó sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của Công ty đề ra.
Do cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm nhiều chia nhánh, xí nghiệp hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Vì thế, Công ty sẽ có nhiều khó khăn và hạn chế trong việc chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đối với việc thực hiện các mục tiêu của phương án kinh doanh.
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, trong phương án kinh doanh Công ty cần một nguồn vốn lớn để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh .Trong khi đó, nguồn vốn công ty chưa phải là mạnh và chưa thể cùng một lúc tài trợ cho nhiều dự án sản xuất kinh doanh. Để làm được việc này Công ty phải vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Vì vậy, sức cạnh tranh trên thương trường chưa mạnh hiệu quả kinh tế chưa cao.
Mặc dù có nhiều điểm tích cực nhưng bản phương án kinh doanh được xây dựng của Công ty còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục.
ªThứ nhất: các nhà hoạch định của Công ty chưa tiến hành phân tích đầy đủ và hệ thống các nhân tố bên ngoài cũng như nội bộ bên trong Công ty aanhr hưởng đến hoạt động kinh doanh. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tới. Đối với môi trường ngoài, Công ty bỏ qua nhiều cơ hội phát triển cũng như thách thức cần phải tính đến. Các cơ hội xuất phát từ phía Nhà nước như quy hoạch phát triển khu vui chơi giải trí P9- Tp. Cà Mau, quy hoạch khu tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, các quy chế cảu Chính phủ về xuất nhận khẩu. Ngoài ra nhân tố kinh tế trong khu vực sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tình hình xuất nhập khẩu, lãi xuất cho vay. Bên cạnh những cơ hội đó, môi trường ngoài cũng xuất hiện những thách thức như quy chế đấu thầu, định mức xây dựng sản phẩm, sự suy giảm mạnh đàu tư nước ngoài trong những năm vừa qua. Các thách thức này tùy mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty, làm giảm tính khả thi của các dự án kinh doanh đã được xây dựng.
ªThứ hai: Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc phân tích những yếu tố mang tính thuận lợi, khó khăn của Công ty và đã đưa ra được những chỉ tiêu định tính, định lượng trong phương án kinh doanh của Công ty, nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan tác động lên phương án kinh doanh của Công ty cho nên chưa đạt được mục đích như mong muốn.
4.4. Đề xuất một số giải pháp
4.4.1. Tích cực phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến chiếnlược kinh doanh của Công ty lược kinh doanh của Công ty
Công ty cần phải đưa ra những người có trách nhiệm để theo dõi thu nhập những thông tin về xã hội, về dân cư, về qui hoạch địa lý vùng kinh tế, về chính trị, về luật pháp về chính quyền và các xu hướng của công nghệ. Những người có trách nhiệm được Công ty cử ra cần nắm vững thông tin thu được từ các nguồn
như báo chí các tập chí chuyên nghiên cứu về kinh tế, từ đó rà soát và lập ra các báo cáo dự báo đánh giá. Thông tin sau khi thu thập được cần phải được xử lý sau đó Ban giám đốc và những nhà quản trị có liên quan gặp nhau, bàn bạc và chọn ra đâu là những cơ hội và thách thức trọng yếu nhất đối với Công ty. Sau đó, cần lập ra một bảng sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của các chỉ tiêu này sẽ được lập ra cho tới tối đa 20 chỉ tiêu ở mỗi loại. Những chỉ tiêu mấu chốt cần phải lấy ở những ngành, những thời điểm khác nhau để tạo ra độ khách quan của những chỉ tiêu.
Mặt khác, cần phải sử dụng thêm những biên số khác và thường được sử dụng bao gồm thị phần, mức độ canh tranh, kinh tế thế giới, những mối liên kết với nước ngoài, độc quyền và những lợi thế về chiến lược, tính canh tranh về giá , lãi suất.
Ngoài ra, Công ty cần phải giữ mối quan hệ lâu dài, giữ uy tín tốt với đối các cơ quan nhà nước, địa phương có thẩm quyền để khai thác nguồn thông tin phục vụ cho lập chiến lược kinh doanh của doanh nghệp.
4.4.2. Cần hình thành các chiến lược kinh doanh của Công ty có thể theođuổi đuổi
Ø Đối với lĩnh vực xây lắp
Hiên nay ở Công ty TNHH MTV Tùng Hưng thịnh trong lĩnh vực xây lắp chỉ chú ý những công trình lớn mà chưa chú ý vào những công trình vừa và nhỏ để tận dụng được năng lực máy móc thiết bị con người vào trong sản xuất. Vì vậy, Công ty cần có nghiên cứu, tổ chức hoặc lập ra các tiểu ban dự án nhỏ giao cho người có trách nhiệm của Công ty đảm nhiệm và cho họ tự thu tự chi và có trách nhiệm trích phần trăm số lãi cho Công ty
Công ty xây lắp là doanh nghiệp loại vừa và nhỏ chủ yếu xây dựng những công trình không lớn. Vì vậy, Công ty cần đề ra chiến lược liên doanh liên kết với những Công ty có thế mạnh về : vốn, kỹ thuật, uy tín trình độ và đã có kinh nghiệm uy tín trong thi công những công trình có kỹ thuật phức tạp. Việc liên
doanh liên kết này sẽ làm cho Công ty học hỏi được kinh nghiệm thi công, cách thức quản lý. Đặc biệt là danh tiếng của Công ty sẽ được nhiều khách hàng biết đến và tăng khả năng trúng thầu của Công ty.
Cần hình thành nên chính sách khuyến mãi đối với khách hàng và phải được coi đay như là một điều trong chiến lược kinh doanh của Công ty. Việc khuyến mãi này có nhiều cách như giảm giá theo tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào từng loại công trình và cần phải có chính sách bảo hành sản phẩm xây dựng của Công ty một cách linh hoạt, làm cho khách hàng yên tâm, tin tưởng vào năng lực của Công ty.
Cần có biện pháp hạ giá thành công trình nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng và tiến độ thi công của công trình bằng cách cơ cấu lại đội ngũ nhân viên làm sao để sử dụng tối đa năng lực của họ và nhiệm vụ chung của Công ty. Mặt khác hạ giá thành công trình bằng cách tăng cường đi vay dài hạn đối với những công trình có tiến độ thi công tương đối dài. Mặc dù vay ngắn hạn lãi suất thấp hơn vay dài hạn nếu xét trong một thời kỳ nhất định nhưng vay ngắn hạn thường phải chịu lãi suất thay đổi liên tục, nó có thể tăng hoặc giảm. Mặt khác với vay ngắn hạn Công ty luôn phải gia hạn vốn liên tục khi hét hạn nợ. Gỉa sử Công ty không gia hạn được nguồn vay ngắn hạn này thì sẽ khồn có vốn cho thi công và dẫn đến chậm tiến độ thi công trình sẽ chịu khoản bồi thường nhất định do chậm tiến độ thi công và ảnh hưởng xấu đến uy tín của Công ty.
Đối với công tác đấu thầu Công ty cần xây dựng được chính sách giá linh hoạt. Hiện nay Công ty đưa ra mức giá dự thầu chưa linh hoạt nên vẫn có những công trình giá bỏ thầu còn cao so với chủ đầu tư và các đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, đồi hỏi Công ty phải xây dựng được mức giá sao cho phù hợp với từng công trình và tình hình đối thủ cạnh tranh, chủ đầu tư, tận dụng được các ưu thế của mình để đưa ra giá dự thầu thấp hơn.
Cần sử dụng các công cụ chính sách Marketing để nâng cao hiệu quả đấu thầu. Hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng đã và đang vân dụng những kiến thức marketing vào hiệu quả sản xuất kinh doanh xây dựng nhất là khi hoạt động đáu
thầu phát triển. Marketing trong xây dựng là một hoạt động mới mẻ, hầu hết những đặc điểm của marketing xây dựng là do đặc điểm của sản phẩm và sản xuất kinh doanh xây dựng qui định. Để sử dụng các công cụ marketing, Công ty cần phải sử dụng kết hợp các chính sách marketing thì mới có thể nâng cao hiệu quả đáu thầu. Công ty cần phải xác định xem sẽ sử dụng chính sách nào là chính. Các chính sách marketing mà Công ty có thể sử dụng bao gồm: chính sách ản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, tiêu thụ, chính sách khuyết trương, giao tiếp.
Cần đa dạng hóa các phương thức huy động vốn để bảo đảm nguồn lực tài chính cho dự thầu và thi công công trình. Thực ra hiện nay giải quyết bài toán