MỘT VÀI SỰ CỐ THƢỜNG GẶP

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở thu tâm quận 9 thành phố hồ chí minh công suất 500m3 ngày đêm (Trang 113)

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

6.2 MỘT VÀI SỰ CỐ THƢỜNG GẶP

Nhiệm vụ của trạm xử lý nước thải là bảo đảm xả nước thải sau khi xử lý vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn quy định một cách ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới sự phá hủy chế độ hoạt động bình thường của các công trình xử lý nước thải, nhất là công trình xử lý sinh học. Từ đó dẫn đến hiệu quả xử lý thấp, không đạt yêu cầu đầu ra.

6.2.1 Trạm xử lý

Nguyên nhân chủ yếu phá hủy chế độ hoạt động bình thƣờng của trạm

xử lý nƣớc thải

Lượng nước thải đột xuất chảy vào quá lớn hoặc có nước thải có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn thiết kế.

Nguồn cung cấp điện bị ngắt.

Tới thời hạn không kịp thời sửa chữa đại tu các công trình và thiết bị cơ điện. Công nhân kỹ thuật và quản lý không tuân theo các quy tắc quản lý kỹ thuật, kể cả kỹ thuật an toàn.

Biện pháp khắc phục

Quá tải có thể do lưu lượng nước thải chảy vào trạm vượt quá lưu lượng thiết kế do phân phối nước và bùn không đúng và không đều giữa các công trình, hoặc do một bộ phận các công trình phải ngừng lại để đại tu hoặc sửa chữa bất thường.

Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ trạm xử lý và cấu tạo của từng công trình. Ngoài các số liệu về kỹ thuật, còn lại phải chỉ rõ lưu lượng thực tế và lưu lượng thiết kế của các công trình. Để định rõ lưu lượng thực tế cần phải có sự tham gia chỉ đạo của các cán bộ chuyên ngành.

SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly

GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 114

Khi xác định lưu lượng của toàn bộ công trình phải kể đến trạng thái làm việc tăng cường, tức là một phần các công trình ngừng để sửa chữa hoặc đại tu. Phải bảo đảm khi ngắt một công trình để sửa chữa thì số còn lại phải làm việc với lưu lượng trong giới hạn cho phép và nước thải phải phân phối đều giữa chúng.

Để tránh quá tải, phá hủy chế độ làm việc của các công trình, phòng chỉ đạo kỹ thuật – công nghệ của trạm xử lý phải tiến hành kiểm tra một cách hệ thống về thành phần nước theo các chỉ tiêu số lượng, chất lượng. Nếu có hiện tượng vi phạm quy tắc quản lý phải kịp thời chấn chỉnh ngay.

Khi các công trình bị quá tải một cách thường xuyên do tăng lưu lượng và nồng độ nước thải phải báo lên cơ quan cấp trên và các cơ quan thanh tra vệ sinh, hoặc đề nghị mở rộng hay định ra chế độ làm việc mới cho công trình. Trong khi chờ đợi, có thể đề ra chế độ quản lý tạm thời cho đến khi mở rộng hoặc có biện pháp mới để giảm tải trọng đối với trạm xử lý.

Để tránh bị ngắt nguồn điện, ở trạm xử lý nên dùng hai nguồn điện độc lập.

6.2.2 Bùn thối

Bùn sẽ bị thối (quá trình yếm khí xảy ra) khi bất cứ loại bùn nào lưu lại quá lâu ở trong một nơi như các phễu hoặc các rãnh. Nó cũng có khả năng gây mùi hôi thối, phát triển chậm chạp và đôi khi đóng thành khối. Thậm chí một lượng nhỏ có thể gây nên sự xáo trộn trong bể thông khí.

Bùn thối có thể xảy ra khi hệ thống ngừng hoạt động trong một thời gian, hoặc để lưu quá lâu bùn trong bể lắng và làm đặc bùn.

Để khắc phục bùn thối một cách hiệu quả, các bể thông khí phải sục hoàn toàn và bùn được bơm thường xuyên.

Bùn trong bể lắng thứ cấp trở nên thối có thể phát sinh từ 2 nguyên nhân sau: - Tốc độ bùn hồi lưu quá thấp, vì vậy việc giữ chất rắn trong bể lắng cuối

cùng quá dài sẽ làm chúng trở nên nhiễm khuẩn và gây mùi. - Bơm bùn hồi lưu không hoạt động hoặc van bị đóng.

Hệ thống cần được kiểm tra cẩn thận vài lần một ngày. Bất cứ lúc nào phát hiện mức đệm bùn trong bể lắng thứ cấp thay đổi tăng cao nhìn thấy rõ thì việc khảo sát sẽ cần được tiến hành ngay lập tức. Trong bất cứ trường hợp nói trên nào, việc điều chỉnh là hiển nhiên để khôi phục lại dòng bùn hồi lưu càng sớm càng tốt.

SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly

GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 115

6.2.3 Chất độc

Chất độc sẽ làm giảm khả năng hoạt động của vi sinh vật hoặc làm chết vi sinh vật, khi đó hệ thống bị đảo lộn và dòng ra có chất lượng kém. Tuy nhiên, khi vấn đề này xảy ra, bùn thải được dừng ngay lập tức và toàn bộ bùn được hồi lưu quay lại bể Anoxic.

Những chất độc như kim loại nặng, axit, thuốc trừ sâu sẽ không bao giờ được đổ vào hệ thống rãnh mà không có sự điều khiển thích hợp.

6.2.4 Sự nổi bùn

Sự nổi bùn là hiện tượng lắng và đóng khối khá nhiều dưới đáy bể lắng, nhưng sau khi lắng nó nổi lên trên mặt bể lắng thứ cấp thành từng mảng hoặc những hạt nhỏ cỡ hạt đậu. Việc bùn nổi thường gây ra váng và bọt (màu nâu) trên mặt bể thông khí và bể lắng thứ cấp.

Sự nổi bùn thường là do quá trình denitrat hóa (sự khử Nitơ dạng Nitrat thành khí Nitơ trong quá trình thiếu khí sinh học). Khi các vi sinh vật trong bùn lắng đã sử dụng hết oxy hòa tan còn lại trong nước thải thì chúng bắt đầu sử dụng oxy trong các ion Nitrit và Nitrat bằng cách khử chúng thành dạng khí Nitơ phân tử và bóng khí Nitơ được tạo ra từ quá trình thiếu khí này. Bóng khí bám vào bông bùn và các bóng khí này nhẹ lên luôn có xu hướng nổi lên bề mặt bể lắng, đồng thời kéo luôn cả bông bùn nổi lên. Tình trạng này thường gây ra việc nổi bùn có màu vàng tại bể lắng thứ cấp.

Khi hiện tượng này xuất hiện là biểu hiện chứng tỏ dòng ra đang có chất lượng tốt nhưng tỷ số F/M đang bị giảm đi, do đó khắc phục vấn đề này bằng cách tăng tỷ số F/M.

Trong bể lắng còn có thể xảy ra hiện tượng nổi từng tảng bùn đen đã bị thối lên trên bề mặt bể. Đây là do bùn lắng bị lưu lại quá lâu trong bể lắng.

6.2.5 Sự tạo bọt

Có thể có nhiều giả thuyết dẫn tới nguyên nhân này, ví dụ như sự có mặt của chất hoạt động bề mặt (chất tẩy rửa) trong nước thải hoặc cấp khí quá nhiều. Sự tạo bọt thường là do sự duy trì không hợp lý nồng độ MLSS và DO trong bể Aerotank.

SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly

GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 116

Khắc phục bằng cách:

- Duy trì nồng độ MLSS trong bể Aerotank cao hơn bằng cách tăng thời gian hoặc lưu lượng bùn hồi lưu.

- Giảm cung cấp khí trong suốt thời gian lưu lượng đầu vào thấp nhưng vẫn duy trì mức DO không nhỏ hơn 2 mg/l.

6.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ AN TOÀN VẬN HÀNH

6.3.1 Tổ chức quản lý

Quản lý trạm xử lý nước thải được thực hiện trực tiếp qua cơ quan quản lý hệ thống. Cơ cấu lãnh đạo, thành phần cán bộ kỹ thuật, số lượng công nhân mỗi trạm tùy thuộc vào công suất mỗi trạm, mức độ xử lý nước thải, mức độ cơ giới lẫn tự động hóa của trạm.

Cần phải có những yêu cầu sau:

- Quản lý về các mặt: kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các biện pháp tăng hiệu quả xử lý.

- Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình thì phải kịp thời bổ sung vào hồ sơ đó.

- Đối với công trình phải giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ.

- Tiến hành sửa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoạch định trước. - Lập báo cáo kỹ thuật của trạm xử lý nước thải hàng tháng.

- Nghiên cứu chế độ công tác của từng công trình và dây chuyền, đồng thời hoàn chỉnh các công trình và dây chuyền đó.

- Tổ chức cho công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn, đồng thời phải được huấn luyện về an toàn lao động.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở thu tâm quận 9 thành phố hồ chí minh công suất 500m3 ngày đêm (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)