Phƣơng án 2

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở thu tâm quận 9 thành phố hồ chí minh công suất 500m3 ngày đêm (Trang 54)

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2Phƣơng án 2

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải từ khu nhà ở sau khi được xử lý sơ bộ ở bể tự hoại sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Một phần các cặn rác thô có kích thước lớn như: bao nylon, vải vụn, cành cây, giấy…được giữ lại song chắn rác để loại bỏ nhằm tránh gây hư hại hoặc tắc nghẽn bơm và các công trình tiếp theo. Rác thu hồi được đem đi xử lý. Nước thải sau khi qua song chắn tiếp tục qua ngăn tiếp nhận trước khi qua bể điều hòa. Tại đây, bể sẽ gắn hệ

Song chắn rác Chlorine e Bể điều hòa Bể khử trùng SBR Hố thu gom Máy thổi khí Bể chứa bùn và nén bùn Bùn dư Chú thích Ống dẫn nước Ống dẫn bùn Ống dẫn khí, hóa chất Đem xử lý Nước tách bùn Máy thổi khí Máy ép bùn

Đem đi chôn lấp Nước thải Nguồn tiếp nhận, QCVN 14:2008/BTNMT, cột B Dd Polymer

SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly

GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 55

thống sục khí nhằm giảm bớt sự dao động của hàm lượng các chất bẩn trong nước do quá trình thải ra không đều, ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp theo.

Nước thải tiếp tục đưa sang bể SBR. SBR là một dạng công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó diễn ra quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Bùn hoạt tính thực chất là các vi sinh vật vì vậy khi được trộn với nước thải với không khí có Ôxi, chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo thành cặn và sẽ lắng xuống ở tại bể SBR. Nước trong bể SBR được gạn ra khỏi bể bằng thiết bị thu nước bề mặt sau khi ra khỏi bể và cuối cùng trước khi xả ra nguồn tự nhiện nước được cho vào bể khử trùng để khử trùng nước.

Sau khi qua bể SBR nước thải được dẫn thẳng tới bể khử trùng mà không cần phải qua bể lắng đợt 2. Ta khử trùng bằng cách cho tác chất khử trùng Chlorine vào. . Nước thải sau khi khử trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B sẽ được thải ra hệ thống thoát nước khu vực.

Phần bùn cần xử lý ở bể lắng 1 và phần bùn dư ở bể lắng 2 được đưa vào bể chứa và nén bùn. Bùn sinh ra từ bể lắng 1 và lắng 2 có độ ẩm rất cao. Nhiệm vụ của bể nén bùn là làm giảm độ ẩm của bùn bằng cách lắng (nén) cơ học để đạt độ ẩm thích hợp (94 – 96%) phục vụ cho việc xử lý bùn ở phía sau. Trong công nghệ này sử dụng phương pháp nén bùn trọng lực. Nén bùn bằng phương pháp trọng lực thường được thực hiện trong các bể nén bùn có dạng gần giống như bể lắng đứng hay bể lắng ly tâm. Bùn được đưa vào ống phân phối bùn ở trung tâm bể. Dưới tác dụng của trọng lực, bùn sẽ lắng và kết chặt lại. Sau khi nén, bùn sẽ được tháo ra ở đáy bể. Phần nước tách bùn được đưa trở lại ngăn tiếp nhận.

Bùn từ bể chứa và nén bùn được đưa về máy ép bùn dây đai. Máy ép bùn dây đai dùng để khử nước ra khỏi bùn vận hành dưới chế độ cho bùn liên tục vào thiết bị. Sau khi ra khỏi máy ép bùn dây đai, bùn có dạng bánh và sau đó được đem đi chôn lấp. Nước tách bùn được đưa trở lại ngăn tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở thu tâm quận 9 thành phố hồ chí minh công suất 500m3 ngày đêm (Trang 54)