6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2 Thành phần, tính chất nƣớc thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phu thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh. - Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp,
các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà.
Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh nước thải này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân
SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly
GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 29
hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD5 càng cao cho thấy chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn. Trong các công trình xử lý nước theo phương pháp sinh học, người ta cần lượng dinh dưỡng trung bính tính theo tỷ lệ BOD5:N:P:K là 100:5:1. Các chất hữu cơ có trong nước thải không được chuyển hóa hết bởi các loài sinh vật mà có khoảng 20% - 40% BOD không qua quá trình chuyển hóa bởi vi sinh vật, chúng chuyển ra cùng với bùn lắng.
Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định. Các thành phần này bao gồm: 52% chất hữu cơ, 48% các chất vô cơ. Ngoài ra nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng, phần lớn vi sinh vật trong nước thải là vi-rút, vi khuẩn gây bệnh tả, kiết lỵ và thương hàn.
Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt
Thông số Mức độ ô nhiễm Nặng Trung bình Nhẹ Chất rắn lơ lửng (SS) 350 220 100 Chất rắn hòa tan (TDS) 850 500 250 BOD5 400 220 110 Amoniac 50 30 10 Nitrit 0,4 0,2 0 Tổng N 85 40 20 Tổng P 15 8 4 Dầu mỡ 150 100 50 Sunfat 50 30 20 Coliform MPN/100ml 10 7 – 109 107 – 108 106 – 107
(Nguồn:Trang 11 – Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)
SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly
GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 30
Bảng 2.3 Các chất ô nhiễm quan trọng trong quá trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt
Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân đƣợc xem là quan trọng
Các chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa xử lý được thải ra môi trường. Biểu thị bằng đơn vị mg/l.
Các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học
Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein, chất béo. Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD, COD. Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá trình phân hủy sinh học sẽ làm suy kiệt oxy hòa tan của nguồn nước.
Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lý là MPN. Các dưỡng chất N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi được thải vào nguồn nước, nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm.
Các chất ô nhiễm nguy hại Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung thư, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính.
Các chất hữu cơ khó phân hủy
Không thể xử lý được bằng các biện pháp thông thường. Ví dụ như nông dược, phenol…
Kim loại nặng Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức chế các quá trình xử lý sinh học.
Chất vô cơ hòa tan Hạn chế việc sử dụng nước cho mục đích nông, công nghiệp.
Nhiệt năng Làm giảm khả năng bão hòa oxy hòa tan trong nước và thúc đẩy sự phát triển của thủy sinh vật.
(Nguồn: Wasterwater Engineering: Treatment, Diposal, Reuse, 1991)