Phƣơng pháp xử lý hóa học

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở thu tâm quận 9 thành phố hồ chí minh công suất 500m3 ngày đêm (Trang 41)

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3Phƣơng pháp xử lý hóa học

Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có : trung hoà , oxy hoá và khử . Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp đắt tiền . Người ta sử dụng các phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín . Đôi khi các phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn.

Trung hòa

Phương pháp trung hòa chủ yếu được dùng trong nước thải công nghiệp có chứa kiềm hoặc axit. Để tránh hiện tượng nước thải gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh thì người ta phải trung hòa nước thải, với mục đích là làm lắng các muối của kim loại nặng xuống và tách ra khỏi nước thải.

Quá trình trung hòa trước hết là phải tính đến khả năng trung hòa lẫn nhau giữa các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trự kiềm của nước thải sinh hoạt và nước sông. Trong thực tế, nếu hỗn hợp nước thải có pH = 6.5 – 8.5 thì nước đó được coi là trung hòa.

Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: - Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm.

- Bổ sung các tác nhân hoá học.

- Lọc nước axit qua vật liệu có tác nhân trung hoà.

- Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit.... Việc lựa chọn phương pháp trung hoà còn tuỳ thuộc vào thể tích và nồng độ nước thải, chế độ thải nước thải, khả năng sẳn có và giá thành của các tác nhân hoá học.

Trong quá trình trung hoà, một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử dụng cho quá trình.

SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly

GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 42

Oxy hóa – khử

Mục đích của phương pháp này là chuyển các chất ô nhiễm độc hại trong nước thải thành các chất ít độc hơn và được loại ra khỏi nước thải .Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hoá học , do đó quá trình oxy hoá hoá học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây ô nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác . Thường sử dụng các chất oxy hoá như : Clo khí và lỏng, nước Javen NaOCl, Kalipermanganat KMnO4, Hypocloric Canxi Ca(ClO)2, H2O2, Ozon …

Khử trùng

Sau khi xử lý sinh học , phần lớn các vi khuẩn trong nước thải bị tiêu diệt .Khi xử lý trong các công trình sinh học nhân tạo (Aerophin hay Aerotank ) số lượng vi khuẩn giảm xuống còn 5% , trong hồ sinh vật hoặc cánh đồng lọc còn 1-2%. Nhưng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh, nước thải cần phải khử trùng .

Có các phương pháp khử trùng sau:

- Dùng hợp chất clo: clorua vọi, clorua nước - Dùng ozon

- Dùng tia cực tím

Trước đây, việc dùng clo hoặc các hợp chất của clo được sử dụng rất phổ biến trong xử lí nước thải vì đem lại hiệu quả cao, gía thành rẻ. Tuy nhiên, lượng clo dư trong nước (0,5mg/l) để đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình khử trùng sẽ gây ảnh hưởng đến các sinh vật có ích khác. Do vậy gần đây việc khử trùng bằng clo và các hợp chất của clo dần được thay thế bằng ozon và tia cực tím.

SVTH: Nguyễn Lê Hoàng Khánh Ly

GVHD: TS Lê Hoàng Nghiêm 43

Bảng 2.4 Ứng dụng quá trình xử lý hóa học

Quá trình Ứng dụng

Trung hòa Để trung hòa nước thải có độ kiềm hoặc axit cao

Keo tụ Loại bỏ Phospho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng trong các công trình lắng sơ cấp

Hấp phụ Loại bỏ các chất hữu cơ không thể xử lý được bằng phương pháp hóa học hay sinh học thông dụng. Cũng được dùng để khử Clo của nước thải sau xử lý, trước khi thải vào môi trường

Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp này thường sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine, ozone…

Các quá trình khác Nhiều loại hóa chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu nhất định nào đó. Ví dụ như là dùng hóa chất để kết tủa các kim loại nặng trong nước thải

(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở thu tâm quận 9 thành phố hồ chí minh công suất 500m3 ngày đêm (Trang 41)