Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn ngăn hạn tại chi nhánh (năm 2006- 2007) Đơn vị tính: Triệu đồng
Khách hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007/2006
Giá trị % Giá trị % Chênh lệch %
A. Tổ chức kinh tế 200 27.8 300 33.3 100 50
1. Công ty TNHH – CP 200 27.8 300 33.3 100 50
B. Tư nhân cá thể: 520 72.2 600 66.7 80 20
1. Doanh nghiệp tư nhân 120 13.3 120 100
2. Hộ SXKD, cho vay khác 520 72.2 480 53.4 -40 -7.7
C. Cầm cố TP và GTCG 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng (A+B+C) 720 100 900 100 180 25
Nguồn: Phòng tín dụng
Trong năm 2006 tổng dư nợ quá hạn 980 triệu đồng (tỷ lệ 0.75%/TDN), trong đó nợ quá hạn nợ cho vay ngắn hạn là 720 triệu đồng, so với dư nợ ngắn hạn 90.000 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0.8%/TDN ngắn hạn. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép của trung ương (không quá 3%). Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn của tư nhân cá thể chiếm tỷ lệ tương đối cao (72,2%). Nguyên
nhân do tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tư nhân cá thể cao (68,3%/TDN ngắn hạn); ngoài ra các hộ kinh doanh mua bán thường thu hồi vốn vào dịp Tết nguyên đán, trong khi kế hoạch trả nợ vay ngắn hạn thường rơi vào thời điểm trước năm quyết toán 31/12 nên phát sinh nợ quá hạn, nhưng sau Tết nguyên đán thì nợ giảm nhanh. Nợ quá hạn ngắn hạn các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ không đáng kể 200/25.000 triệu đồng (0.8%), thấp hơn tỷ lệ quy định của trung ương. Còn đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá trị, hầu như không phát sinh nợ quá hạn do kỳ hạn trả được định kỳ trước hoặc trùng với ngày đến hạn giấy tờ có giá trị.
Đến năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn có tăng lên 900 triệu đồng (tăng tuyệt đối 180 triệu đồng), tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn so với tổng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp 900/115.000 triệu đồng (0.78%/TĐN ngắn hạn), giảm 0.02% so với năm 2006. Cũng như năm 2006 nợ quá hạn chủ yếu vẫn tập trung ở thành phần tư nhân cá thể (66.7%), do dư nợ ở thành phần này nhiều; tuy nhiên so với tỷ lệ % trên tổng nợ quá hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là 5.5% (66.7%/72.2%).
Nhìn chung, nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp, không đáng kể, nằm trong mức an toàn cho phép của trung ương. Đạt được kết quả này là nhờ sự quản lý chặt chẽ các khoản vay của cán bộ tín dụng chi nhánh. Điều này phản ánh khả năng xử lý các khoản nợ quá hạn của chi nhánh đã đạt được một số kết quả khả quan. Bên cạnh đó, năm 2007 chi nhánh cũng đã xử lý rủi ro một khoản nợ xấu đưa ra khỏi nội bảng, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, làm trong sạch bảng cân đối kế toán và xử lý tài chính đúng theo định hướng của ngân hàng cấp trên.
Xét một cách cụ thể, dư nợ quá hạn năm 2007 có giảm đi so với năm 2006, song chi nhánh vẫn phải quan tâm, chú trọng để giảm đi tối đa nợ quá hạn, không nên chủ quan, lơ là sẽ làm nợ quá hạn bùng nổ. Nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp, chứng tỏ các khoản đầu tư ngắn hạn có hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt, an toàn, cần chú trọng đầu tư nợ ngắn hạn sao cho hợp lý.