Tình hình thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cư jút (Trang 31)

Bảng 5: Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Chi nhánh năm 2006-2007

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khách hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007/2006

Giá trị % Giá trị % Chênh lệch %

A. Tổ chức kinh tế 38.000 29.5 44.000 25.4 6.000 15.7 1. Công ty TNHH-CP 38.000 29.5 44.000 26.3 6.000 15.7 B. Tư nhân cá thể 76.500 59.3 108.100 62.5 31.600 41.3 1. Doanh nghiệp tư nhân 20.000 15.5 28.000 16.2 8.000 40 2. Hộ SXKD, cho vay khác 56.500 43.8 80.100 46.3 23.600 41.8 C. Cầm cố TP và GTCG 14.500 11.3 20.900 12.1 6.400 44.1 Tổng cộng (A+B+C) 129.000 100 173.000 100 44.000 34.1 Nguồn: Phòng tín dụng

Tình hình thu nợ của chi nhánh được thể hiện qua qua bảng 5: Ta thấy tình ình thu nợ ngắn hạn năm 2007 tăng lên khá cao so với năm 2006, tăng 34,1% tương ứng 44.000 triệu đồng. Trong đó, thu nợ các tổ chức kinh tế được 44.000 triệu đồng (tăng 15.7%), thu nợ tư nhân cá thể 108.100 triệ đồng, tăng tương ứng

31.600 triệu đồng (tăng 41.3%), thu nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá đạt 20.900 triệu đồng, tăng 6.400 triệu đồng (tăng 44.1%).

Qua số liệu hai năm 2006, 2007 cho ta thấy, số thu nợ từ hộ tư nhân cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Nguyên nhân là do khách hàng vay tại chi nhánh phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh, vòng vay vốn của các đối tượng trên diễn ra nhanh. Điều đó chứng minh công tác tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh rất tốt, vòng vay vốn ngắn hạn nhanh, độ rủi ro vốn thấp. Và nó cũng khẳng định cho ta thấy công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát vón vay của cán bộ tín dụng, ban lãnh đạo chi nhánh rất chặt chẽ, và kết quả là tỷ lệ nợ xấu rất thấp so với chỉ tiêu cho phép của trung ương. Tuy nhiên, doanh số thu nợ so với doanh số cho vay của chi nhánh chưa thật sự hợp lý, chi nhánh cần có kế hoạch cụ thể và tập trung hơn nữa đối với công tác thu nợ.

Tình hình dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh:

Bảng 6: Tình hình dư nợ ngắn hạn của Chi Nhánh (năm 2006-2007)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khách hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007/2006

Giá trị % Giá trị % Chênh lệch %

A. Tổ chức kinh tế 25.000 27.8 33.000 28.7 8.000 32 1. Công ty TNHH – CP 25.000 27 33.000 28.7 8.000 32 B. Tư nhân cá thể: 61.500 68.3 77.400 67.3 15.900 25.9 1. Doanh nghiệp tư

nhân 20.000 22.2 25.000 21.7 5.000 2.5 2. Hộ SXKD, cho vay khác 41.500 46.1 52.400 45.6 10.900 26.3 C. Cầm cố TP và GTCG 3.500 3.9 4.600 4 1.100 31.4 Tổng cộng (A+B+C) 90.000 100 115.000 100 25.000 27.7 Nguồn: Phòng tín dụng

Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ năm 2007 là 115.000 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 25.000 triệu đồng tỷ lệ tăng 27.7%; trong đó dư nợ tổ chức kinh tế là 33.000 triệu đồng, tăng 8.000 triệu đồng (tăng 32%) so với năm 2006, dư nợ

tư nhân cá thể là 77.400 triệu đồng tăng 15.900 triệu đồng (tăng 25.9%), cầm cố cũng tăng 1.100 triệu đồng tỷ lệ tăng 31.4%.

Trong hai năm 2006, 2007 ta thấy dư nợ tư nhân cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 chiếm 68,3%. Tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 67,6%/tổng dư nợ. Dư nợ tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ vừa trong tổng dư nợ ngắn hạn (chiếm 28.7%), năm 2007 có tăng hơn năm 2006 nhưng không đáng kể (tăng 32%). Dư nợ cầm cố giấy tờ với 2006, nhưng số tăng tuyệt đối không lớn, tăng 1.100 triệu đồng, dư nợ cầm cố chỉ chiếm 4%/Tổng dư nợ.

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng cùng với việc tăng doanh số cho vay. Cơ cấu dư nợ theo các thành phần kinh tế như vậy là hợp lý, phân chia tương đối phù hợp nhằm hạn chế rủi ro, tỷ lệ dư nợ của thành phần phần tư nhân cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các thành phần khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cư jút (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w