hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện CưJút- Tỉnh Đăk Nông.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro là vấn đề mà các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ thường xuyên phải đối mặt, phải tìm cách phòng ngừa và chống đỡ. Đặc biệt với hoạt động của Ngân hàng thường xuyên phải chịu rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và đặc biệt là rủi ro tín dụng). Chính vì vậy, việc phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng rất quan trọng. Trên cơ sở phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Huyện CưJút tôi xin đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở chi nhánh như sau:
- Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ cho vay:
Quy trình nghiệp vụ cho vay bao gồm những nội dung kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay đã được quy định cụ thể. Bao gồm 6 bước nhưng điểm chính là khẩu thẩm định khách hàng, thẩm định hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả phương án vay, kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng về thời gian trả nợ và lãi để khách hàng có kế hoạch trả nợ … từ đó có nhiều biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
- Thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với việc kiểm soát được rủi ro tín dụng, tăng tài sản đảm bảo và đảm bảo các tỷ lệ cơ cấu theo định hướng chung của hệ thống. Từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng: tăng cho vay ngoài quốc doanh và cho vay bảo đảm bằng tài sản. Tận dụng thu nợ đã xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng, thu lãi treo còn tồn đọng.
- Tập trung tín dụng ngắn hạn thương mại, cho vay doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, cho vay thi công xây dựng trụ sở, ban ngành đường giao thông đô
thị của tính sẽ được triển khai trong năm 2007 tăng cho vay các doanh nghiệp tư nhân sản xuất chế biến nông sản, kinh doanh thương mại.
- Thường xuyên phân loại khách hàng để có chính sách tín dụng hợp lý, qua đó có chính sách về lãi suất, phí, lệ phí cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cần thiết yêu cầu khách hàng tận dụng mọi nguồn thu trả nợ cho chi nhánh đối với các đơn vị hoạt động không hiệu qủa.
- Về lãi suất: Việc ấn định lãi suất cho vay của ngân hàng thực chất là định giá các khoản cho vay của ngân hàng. Lãi suất có thể cố định hoặc biến đổi, nhưng theo kinh nghiệm thực tế ngân hàng nên áp dụng lãi suất kinh doanh vừa để thu hút khách hàng, vừa giúp ngân hàng có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà và định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn năm 2007-2010 để có những giải pháp, xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên nhiều lĩnh vực. Chi nhánh chủ động tiếp cận các nhà đầu tư để cho vay xây lắp, dự án khả thi (sản xuất chế biến nông sản) nguồn vốn chắc chắn và có tài sản bảo đảm. Tiếp cận cho vay các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại địa phương ở mức đầu tư thấp hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ xấu, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu và trích dự phòng rủi ro. Thực hiện rà soát đánh giá lại toàn bộ tài sản đảm bảo nợ vay, tinh pháp lý, giá trị hạch toán, giá trị thực tế trên thị trường và khả năng phát mại tài sản.
- Nợ quá hạn tại chi nhánh tuy còn thấp, nhưng cũng cần chủ động cần giải quyết dứt điểm nợ quá hạn thấp hơn nữa để phòng ngừa rủi ro.
- Thực hiện thường xuyên, định kỳ việc đánh giá, phân loại khách hàng theo các văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông Thôn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông.
- Tích cự thu nợ gốc và lãi hạch toán ngoại bảng, tín dụng chỉ định và thực hiện giao kế hoạch thu nợ đến từng cán bộ.
- Nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi tiến hành cho vay: con người là yếu tố quan trọng nhất, do đó cần phải đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng hơn nữa, đặc biệt là khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng.
Mặt khác, trong quy trình cho vay trải qua rất nhiều khâu, từ hồ sơ vay vốn, các giấy tờ liên quan đến việc vay vốn của khách hàng là rất nhiều, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của tất cả giấy tờ này. Nếu trong khâu thẩm định, cán bộ tín dụng có thái độ bất cần sẽ dẫn đến những sai sót, sau này khi món vay có vấn đề thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn tỏng việc đòi nợ do sự thiếu chặt chẽ về mặt pháp lý của hồ sơ. Do vậy, việc thiếu thận trọng trong khi tến hành món vay sẽ làm tăng nguy cơ gặp rủi ro của ngân hàng ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng. Vì thế, chi nhánh cần có biện pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng, có thể độ thưởng phạt công bằng nghiêm minh.
Phần IV