Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Thắng (Trang 36)

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

2.1.6. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng

Thắng

. Tình hình tài sản tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng

2.1.6.1

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Giai đoạn 2011 – 2012: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 là 2.709,89 triệu đồng giảm 1.680,38 triệu đồng tương ứng giảm 38,28% so với năm 2011. Do nhu cầu tiền của công ty năm 2012 tăng lên vì dự án mở rộng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại thành phố Bắc Giang nên khoản tiền dự trữ công ty giảm để đầu tư cho nhà máy này. Việc giảm dự trữ tiền giúp công ty có nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên khi lượng tiền dự trữ nhỏ sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời của công ty sẽ giảm, công ty không đủ lượng tiền mặt sẵn có để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả

37

Bảng 2.2. Tình hình tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2013 2012 2011 Chênh lệch 2013 -2012 Chênh lệch 2012 - 2011

(2) (4) (5) (6) Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối

(%)

TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 832.057,10 701.998,90 466.471,67 130.058,20 18,53 235.527,24 50,49

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.845,22 2.709,89 4.390,27 4.135,33 152,60 (1.680,38) (38,28)

III. Các khoản PTNH 257.910,58 178.696,22 87.545,55 79.214,36 44,33 91.150,67 104,12

1. Phải thu của khách hàng 257.141,85 177.865,10 85.217,05 79.276,75 44,57 92.648,05 108,72 2. Các khoản phải thu khác 768,73 831,13 2.328,50 (62,40) (7,51) (1.497,37) (64,31)

IV. Hàng tồn kho 557.530,77 505.631,29 366.718,00 51.899,48 10,26 138.913,29 37,88

1. Hàng tồn kho 557.530,77 505.631,29 366.718,00 51.899,48 10,26 138.913,29 37,88

V. Tài sản ngắn hạn khác 13.770,53 14.961,50 7.817,85 (1.190,97) (7,96) 7.143,65 91,38

1. Thuế GTGT được khấu trừ 8.609,16 5.090,15 1.594,52 3.519,01 69,13 3.495,63 219,23 3. Tài sản ngắn hạn khác 5.161,37 9.871,34 6.223,33 (4.709,97) (47,71) 3.648,01 58,62

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 199.715,56 199.773,08 144.280,31 (57,52) (0,03) 55.492,77 38,46

I. Tài sản cố định 199.715,56 199.773,08 144.280,31 (57,52) (0,03) 55.492,77 38,46

1. Nguyên giá 269.046,46 191.232,82 170.343,13 77.813,64 40,69 20.889,69 12,26

2. Giá trị hao mòn luỹ kế (78.453,52 ) (58.247,03) (41.717,93) (20.206,49) 34,69 16.529,10 39,62 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 9.122,62 66.787,29 15.655,12 (57.664,67) (86,34) 51.132,17 326,62

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.035.772,67 901.771,98 610.751,98 134.000,69 14,86 291.020,00 47,65

Giai đoạn 2012 – 2013: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 là 6.845,22 triệu đồng tăng 4.135,33 triệu đồng, tương đương tăng 144,37% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do năm 2013, công ty có thêm nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu đối với khách hàng nước ngoài: đơn đặt hàng của hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan của tỉnh Chai Nat và Khon Kaen có nền nông nghiệp trồng lúa phát triển, công ty cổ phần giống vật tư nông nghiệp Kim Thụy – Vân Nam – Trung Quốc,…và công ty cũng nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất ở Quảng Đông Trung Quốc, Xiengkhuang Lào,… ,các khoản hợp đồng cần thanh toán qua ngân hàng lớn do công ty chính vì vậy công ty đã tăng tiền gửi ngân hàng, mặt khác các khoản tiền này tăng là do công ty muốn khắc phục tình trạng khả năng thanh toán tức thời của công ty khi mà khả năng thanh toán này năm 2013 nhỏ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự đánh giá của các nhà đầu tư và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.

Dưới đây, ta có bảng tỷ trọng tình và các khoản tương đương tiền của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng năm 2013:

Bảng 2.1. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền

(Đơn vị tính: %)

Năm Tiền Các khoản tƣơng

đƣơng tiền Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng

2011 48,29 51,71 0

2012 84,81 15,19 0

2013 17,16 82,84 0

( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền của công ty 100% là tiền, không có các khoản tương đương tiền.

Tỷ trọng tiền của công ty biến động trong 3 năm năm 2011 tỷ trọng tiền mặt và tiền tại quỹ tương đương nhau. Nhưng đến năm 2012 công ty tăng tỷ trọng tiền mặt lên tới 84,81%, tiền gửi ngân hàng chỉ còn ở mức 15,19%. Năm 2013, công ty lại thay đổi tăng tỷ trọng tiền gửi ngân hàng lên 82,84% còn tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm 17,16%.

Với lượng tiền mặt trong quỹ của công ty lớn giúp công ty có thể thanh toán được những tình huống cấp bách nhưng nó lại đem lại bất lợi đó là khả năng sinh lời của các khoản tiền trong quỹ là bằng 0. Hiện nay, hầu hết mọi công ty đều thực hiện các giao dịch thanh toán thu chi qua ngân hàng, ngoài việc thuận lợi thì tài khoản của

39

doanh nghiệp tại các ngân hàng có thể sẽ nhận được một mức lãi suất mặc dù mức lãi suất này không cao nhưng vẫn có khả năng sinh lời không như các khoản tiền được quản lý tại quỹ của công ty. Công ty nên áp dụng các mô hình quản lý tiền mặt để có thể dự đoán được nhu cầu tiền mặt một cách chính xác, từ đó công ty có thể dùng lượng tiền mặt dư thừa mang đi đầu tư để mang lại một nguồn lợi nhuận cho công ty.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 đều tăng, năm 2012 tăng 104,8 so với năm 2011; năm 2013 tăng 108,72 so với năm 2012. Đặc biệt là sự tăng mạnh của khoản phải thu khách hàng trong khi các khoản phải thu khác giảm nhẹ.

Giai đoạn 2011 – 2012: Trong năm 2012, sự tăng lên của các khoản phải thu chủ yếu là từ sự tăng lên mạnh của khoản phải thu khách hàng tăng 92.648,05 triệu đồng, tương ứng tăng 108,72%. Nguyên nhân của việc tăng mạnh này là công ty nới lỏng chính sách tín dụng từ chiết khấu thanh toán 2/10 net 20 tăng lên thành 2/30 net 60. Công ty áp dụng điều khoản thanh toán 2/30 net 60 cho những khách hàng lớn, có năng lực trả nợ tốt; khách hàng được hưởng 2% chiết khấu thanh toán nếu thanh toán trong vòng 30 ngày nếu không phải thanh toán đầy đủ theo hóa đơn trong 60 ngày. Điều này đã làm cho số lượng khách hàng của công ty tăng lên đáng kể điều này thể hiện qua khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng 108,72% so với năm 2011. Tuy nhiên khách hàng tăng lên do sự nới lỏng chính sách tín dụng dễ gây ra tình trạng rủi ro tín dụng: khách hàng thanh toán tiền hàng không đúng hạn hay công ty có thể không thu hồi được tiền hàng do khách hàng mất khả năng thanh toán.

Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, khoản phải thu khách hàng tăng 79.214,36 triệu đồng, tương ứng tăng 44,57% so với năm 2012. Tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng năm 2013 tăng nhẹ hơn tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013, công ty thắt chặt chính sách tín dụng chuyển từ điều khoản thanh toán 2/ 30 net 60 thành 2/ 30 net 40, với điều khoản này nếu khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày thì vẫn sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 2% còn nếu không phải thanh toán đầy đủ trong vòng 40 ngày giảm 20 ngày so với giai đoạn trước. Đối với việc sử dụng chính sách này giúp cho công ty hạn chế khách hàng chiếm dụng nhiều vốn, giảm chi phí thu nợ, giảm nợ xấu.

Hàng tồn kho

Giai đoạn 2011 – 2012: Hàng tồn kho của công ty năm 2012 là 505.631,29 triệu đồng tăng 138.913,29 triệu đồng, tương ứng tăng 37,88% so với năm 2011. Năm 2012 các đơn hàng công ty nhận được với số lượng lớn với giá trị đơn hàng lớn hơn 10 tỷ

đồng chính vì vậy việc nhập khẩu cũng như thu mua nguyên vật liệu sẽ tăng với khối lượng lớn. Khối lượng hàng tồn kho cao giúp doanh nghiệp có thể sẵn sàng kí kết hợp đồng cũng như cung ứng cho khách hàng ngay lập tức.

Giai đoạn 2012 – 2013: Hàng tồn kho của công ty năm 2013 là 557.530,77 triệu đồng tăng 51.899,48 triệu đồng, tương ứng tăng 10,26 %. Tốc độ gia tăng của hàng tồn kho giai đoạn này chậm hơn giai đoạn 2011 – 2012 do dự báo về nền kinh tế 2013 không được khả quan cụ thể theo dự báo mức tăng trưởng còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhiều khả năng mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt ở mức 4 – 5% với dự báo còn nhiều khó khăn của nền kinh tế như vậy nên công ty quyết định đầu tư vào hàng tồn kho ít hơn.

. Tình hình nguồn vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng

2.1.6.2

Nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 tăng lên 285.386.668.238 đồng tương ứng tăng 61,4% so với năm 2011. Năm 2013 nợ ngắn hạn của công ty tăng 34.961.777.020 đồng tương ứng tăng 4,66% so với năm 2012. Nợ ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản sau:

Vay ngắn hạn

Giai đoạn 2011 – 2012: Vay ngắn hạn năm 2012 tăng 187.293,90 triệu đồng tương ứng tăng 70,56% nguyên nhân tăng là do năm 2012 để đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng quy mô kinh doanh xây dựng thêm nhà máy sản xuất tại Song Khê, Nội Hoàn, công ty đã vay ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn TP. Bắc Giang chi nhánh Ngô Quyền, Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV chi nhánh Xương Giang - Ngô Quyền và các của các tổ chức tín dụng, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.

Giai đoạn 2012 – 2013: Vay ngắn hạn năm 2013 giảm 21.399,54 triệu đồng tương ứng giảm 8,06% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do năm 2013 công ty đã hoàn trả các khoản vay ngắn hạn ngân hàng đến hạn trả.

41

Bảng 2.2.Tình hình nguồn vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2013 2012 2011 Chênh lêch 2013 -2012 Chênh lệch 2012 - 2011

(2) (4) (5) (6) Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%)

A - NỢ PHẢI TRẢ 797.553,87 766.728,05 491.712,33 30.825,82 6,27 275.015,72 55,93

I. Nợ ngắn hạn 797.553,87 750.207,90 464.821,23 47.345,97 10,19 285.386,67 61,40

1. Vay ngắn hạn 431.322,95 452.722,49 265.428,59 (21.399,54) (8,06) 187.293,90 70,56 2. Phải trả cho người bán 355.570,16 291.034,79 193.943,52 64.535,37 33,28 97.091,27 50,06 3. Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước 5.517,12 4.649,22 3.717,10 867,90 23,35 932,12 25,08

4. Phải trả người lao động - 51,60 51,60 (51,60) - - 5. Các khoản phải trả NH 2.376,63 1.749,79 1.680,42 626,84 37,30 69,37 4,13 6. Dự phòng phải trả NH 267,00 - - 267,00 - - - II. Nợ dài hạn 2.500,00 16.520,15 26.891,10 (14.020,15) (52,14) (10.370,95) (38,57) 1.Vay và nợ dài hạn - 16.520,15 26.891,10 (16.520,15) (100) (10.370,95) (38,57) 2.Quỹ phát triển KH và CN 2.500,00 - - 2.500,00 - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 238.218,80 135.043,94 119.039,65 103.174,86 86,67 16.004,29 13,44 I.Vốn chủ sở hữu 238.218,80 134.904,19 118.861,33 103.314,61 86,92 16.042,86 13,50

1.Vốn đầu tư của CSH 167.889,80 82.889,80 82.889,80 85.000.00 102,55

2.Các quỹ thuộc VCSH 49.270,04 35.385,88 21.204,36 13.884.16 65,48 14.181,52 66,88 3.Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 21.058,97 16.628,51 14.767,17 4.430,46 30,00 1.861,34 12,60

TỔNG CỘNG NV 1.035.772,67 901.771,98 610.751,98 134.000,69 21,94 291.020,00 47,65

Phải trả người bán

Giai đoạn 2011 – 2012: năm 2012 phải trả người bán tăng 97.091,27 triệu đồng tương ứng tăng 50,06% so với năm 2011. Năm 2012 công ty đã đẩy mạnh đầu tư mở rộng kinh doanh ngoài vốn vay ngắn hạn công ty còn sử dụng hình thức TDTM là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.

Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013 phải trả người bán tăng 64.535,37 triệu đồng, tương ứng tăng 33,28% nhỏ hơn tốc độ tăng khoản phải trả người bán của doanh nghiệp trong giai đoạn trước. Nguyên nhân là do năm 2013 hoạt động doanh nghiệp đi vào ổn định, không có thêm đầu tư lớn nào nên không bị thiếu vốn, không cần sử dụng nhiều TDTM.

Phải trả người bán cao điều này đồng nghĩa với việc công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Khoản vay này không phát sinh chi phí lãi vay, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp, xếp hạng tín dụng của công ty tăng hạng, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn vốn tín dụng thương mại có thời gian đáo hạn rất ngắn nên công ty sẽ phải chịu nhiều áp lực về khả năng thanh toán rất lớn và độ rủi ro mất khả năng thanh toán cao, phạm vi của tín dụng thương mại hẹp giữa các doanh nghiệp tín nhiệm lẫn nhau, chỉ cho vay được bằng hàng hóa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Thắng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)