ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT THẮNG
3.2.2. Tìm kiếm và lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động
Bằng việc so sánh nhu cầu VLĐ bình quân cho kỳ kế hoạch với nguồn vốn lưu động hiện có, công ty sẽ xác định được lượng VLĐ thừa hay thiếu. Trong trường hợp thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp để tránh nguồn vốn bị ứ đọng. Ngược lại, trong trường hợp thiếu vốn thì doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn nội lực của mình bằng những cách sau:
Doanh nghiệp huy động vốn từ chính lợi nhuận để lợi của năm 2013. Với nguồn huy động này doanh nghiệp phải chủ động lập kế hoạch bổ sung từ lợi nhuận để lại từng bước nâng cao khả năng độc lập về tài chính và tăng uy tín cho mình.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận, huy động nguồn vốn vay ngân hàng, mà chủ yếu sử dụng nguồn vay ngắn hạn. Song bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của nguồn vốn này, chỉ nên dùng nguồn vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động, không nên để tài trợ cho tài sản cố định vì điều này không an toàn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiếp cận, huy động nguồn vốn vay ngân hàng, mà chủ yếu sử dụng nguồn vay ngắn hạn. Song bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của nguồn vốn này, chỉ nên dùng nguồn vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động, không nên để tài trợ cho tài sản cố định vì điều này không an toàn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp còn có thể sử dụng nguồn vốn chiếm dụng được từ khoản phải trả người bán, người mua trả trước tiền hay cả các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến kỳ nộp. Đây không thể coi là khoản vốn huy động chính thức tuy nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời nhưng đảm bảo phải hoàn trả trước thời hạn nếu không sẽ ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của doanh nghiệp