Nhận xét về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Thắng (Trang 63)

ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT THẮNG

3.1.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh tế chính trị: luật pháp các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với nghành kinh doanh. Nhà quản trị phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi quan trọng về chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong kinh doanh. Chúng ta có thể xem xét một số khía cạnh ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, mối quan tâm hàng đầu của nhà nước được thể hiện trong sự thay đổi của luật kinh doanh là bảo vệ các doanh nghiệp, nhưng đồng thời nó lại kích thích tính chất cạnh tranh và giữ thái độ trung gian khi phải đối phó với những xung đột trong cạnh tranh. Điều này bắt buộc mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển phpải biết bám chặt hành lang pháp luật để hành động.

Sự ổn định chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì rủi ro do môi trường chính trị là rất lớn. Khi chính phủ thay thế nhau có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về chính sách kinh tế, như chính phủ có thể quốc hữu hoá, tịch thu tài sản, ngăn cấm di chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp vào chính sách tài chính tiền tệ.

Môi trường công nghệ kỹ thuật: Hầu như tất cả các hàng hoá sản phẩm được tạo ra hiện nay đều gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật -công nghệ. Có thể nói rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ kỹ thuật công nghệ phát triển. Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào nắm vững kỹ thuật - công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển.

Kỹ thuật - công nghệ với tư cách là một bộ phận của môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tác động đến doanh nghiệp trên hai mặt:

Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố liên quan: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết ... Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh đã đến mực báo động. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp và chính phủ là không thể thờ ơ với công việc này. Hiện nay, người ta đanh tìm cách đối phó với tình trạng ô nhiễm bằng những cách riêng của mình. Ngoài việc đóng thuế môi trường ra đã có nhiều nhà kinh doanh chủ động tìm cách thay thế nguyên liệu, vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kỹ thuật xử lý chất thải.

Môi trường văn hoá xã hội: Các yếu tố văn hoá xã hội có liên quan với nhau nhưng tính chất tác động của chúng có thể khác nhau. Thực tế người ta luôn sống

trong môi trường văn hoá đặc thù, tính đặc thù của mỗi nhóm người vận động theo hai khuynh hướng là giữ lại các tinh hoa văn hoá dân tộc, một khuynh hướng khác là hoà nhập với các nền văn hoá khác.

Thuận lợi

Việt Nam là một nước nông nghiệp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nhưng cũng thuận lợi cho việc phát sinh sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa sau hại, bảo vệ mùa màng giữ vững an ninh nương thực quốc gia vẫn là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ năm 1960, từ đó đến nay thuốc bảo vệ thực vật vẫn gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Kinh doanh về lĩnh vực sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi đây là lĩnh vực có tiềm năng.

Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, có thể tận dụng nguồn nhân cống giá rẻ giảm chi phí kinh doanh.

Khó khăn

Thuốc BVTV là một trong những sản phẩm được quy định đăng ký rất chặt chẽ bởi tính chất độc hại và khả năng tác động đến môi trường, sức khỏe cộng đồng. Nếu trong việc phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại mà chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp và dùng thuốc bảo vệ thực vật một cách cẩu thả, không khoa học thì lợi bất cập hại, có thể gây độc cho bản thân người phun thuốc, môi trường xung quanh vùng phun thuốc và cho chính những người sử dụng nông sản làm thực phẩm. Có thể gây độc cho những sinh vật có ích như: ong mật, cá, gia súc, những côn trùng ký sinh hoặc ăn thịt sâu hại. Gây ô nhiễm môi trường, làm nguồn nước, đất đai bị nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng, nông sản bị nhiễm độc không tiêu thụ được. Tạo ra những nòi sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại mang tính kháng thuốc cao, thuốc hóa học trở thành vô hiệu đối với chúng. Chẳng hạn, sâu tơ ở bắp cải tại một số vùng đã trở thành kháng thuốc, rất khó phòng trừ. Làm phát sinh ra những đối tượng gây hại mới và có thể gây hiện tượng tái phát của sâu, bệnh hại. Nếu dùng thuốc trừ sâu Decis phun trừ rầy nâu, rầy tạm thời có thể giảm nhưng rồi lại sinh sôi nảy nở rất nhanh, phát thành dịch làm cho lúa bị cháy rầy nặng.

Do số lượng doanh nghiệp đông đảo, dòng sản phẩm và đối tượng khách hàng trong ngành là tương đồng nhau (người nông dân) do đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành rất mãnh liệt. Các doanh nghiệp trong ngành đều đầu tư mạnh cho việc phủ rộng kênh phân phối, gia tăng mật độ các đại lý cấp 1, cấp 2, các hoạt động marketing và các chương trình hỗ trợ người nông dân.

65

Hàng rào gia nhập thấp khiến cho số lượng công ty trong ngành tăng và ở mức cao trong những năm qua, khiến cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng.

Do mức độ tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật khó có thể tăng vì diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm, huốc bảo vệ thực vật sử dụng nhiều loại hoá chất có ảnh hưởng nguy hại tới sức khoẻ con người, do đó, các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các hoá chất sử dụng để sản xuất các loại thuốc này. Bên cạnh đó, nắm bắt xu hướng xây dựng nền nông nghiệp xanh, thân thiện với con người và môi trường, các công ty đang có xu hướng đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng các loại thảo dược, hoá chất vi sinh thân thiện với môi trường và con người, thay thế dần các nguyên liệu độc hại trong việc sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Khách hàng của ngành là các nhà nông. Do sự đa dạng của sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và do hạn chế trong khả năng thẩm định kỹ thuật, người nông dân khi quyết định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ dựa trên kinh nghiệm từng sử dụng, sự tư vấn từ các chuyên gia, các đại lý bán hàng và những người thân quen. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra với cây trồng là rất lớn, do đó, khi mua sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, khách hàng thường nhấn mạnh đến chất lượng của sản phẩm trước so với yếu tố giá cả. Những sản phẩm có hiệu lực tốt và ổn định thường tạo nên sự trung thành của khách hàng và giúp khác biệt hoá cho sản phẩm.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào phân phối sản phẩm ngoại nhập hoặc gia công đóng gói, chiết chai các hoá chất được nhập khẩu. Do phần lớn các hoá chất dùng để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được nên phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu. Do đó, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng lớn của biến động tỷ giá hối đoái. Hoạt động thu mua của ngành có tính kinh tế nhờ quy mô. Các công ty quy mô lớn trong ngành do quy mô mua hàng lớn, thường nhận được các ưu đãi lớn từ nhà cung cấp nước ngoài về giá cả và thời gian bán chịu. Các nhà cung cấp của ngành rất đa dạng, phần lớn là những tập đoàn có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực hoá chất như: DuPont Việt Nam (Công ty con của Tập đoàn Dupont – Hoa kỳ), Syngenta (Thuỵ sĩ), Itochu (Nhật Bản), Sumitomo (Nhật Bản), Starland (Hồng Kông), Changzhou (Trung Quốc)… Những công ty có tiềm lực trong ngành đều lựa chọn việc đầu tư cho mua quyền sử dụng đất để đặt chi nhánh và kho hàng, nhằm chủ động trong hoạt động phân phối và tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng. Những công ty có dòng sản phẩm rộng (ví dụ, thuốc bảo vệ thực vật kết hợp phân bón, giống) cho phép chia sẻ kênh phân phối, sử dụng hiệu quả diện tích kho hàng và giúp cho kênh phân phối hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Thắng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)