THỰC TRẠNG RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NGÂN HAØNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 71)

MẠI

3.2.1 Trạng thái ngoại tệ của các NHTM

Như chúng ta đã biết, các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản. Một NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro hối đoái nếu như ngoại tệ giảm giá, và ngược lại, họ sẽ gặp rủi ro hối đoái nếu như ngoại tệ tăng giá trong trường hợp NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ đoản. Điều đó có nghĩa là khả năng rủi ro hối đoái sẽ xảy ra nếu như NHTM đó duy trì trạng thái mở và tỷ giá trên thị trường biến động. Chính vì vậy, ngày 10/01/1998, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN về việc qui định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM Việt Nam, ngân hàng liên doanh và các công ty tài chính. Theo đó, các ngân hàng phải thực hiện tổng trạn thái ngoại tệ cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng mình.

Nguyên tắc tính trạng thái của một ngoại tệ:

- Trạng thái ngoại tệ (TTNT) cuối ngày được tính trên cơ sở TTNT ngày hôm trước của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn.

- TTNT cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của thàng của tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh, tài khoản ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác, tài khoản cam kết mua /bán ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn.

Với việc giới hạn trạng thái ngoại tệ như vậy chủ yếu giúp các ngân hàng phòng tránh rủi ro tỷ giá đặc biệt là các ngân hàng có kế hoạch kinh doanh mạo hiểm, hạn chế các ngân hàng này có trạng thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có. Bởi khi rủi ro tỷ giá thực sự xảy ra, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn đầu tư và nếu để trạng thái ngoại tệ mới quá cao thì ngân hàng sẽ chịu nhiều thua lỗ, giảm năng lực tài chính. Thực tế cho thấy, các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản và hậu quả là phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tỷ giá tăng.

Thời gian từ cuối năm 2006 trở về trước, các NHTM thường để trạng thái ngoại tệ đoản với lý do:

- Mức tỷ giá giao dịch liên ngân hàng mà NHNN công bố thường ổn định trong thời gian dài, hầu như không có biến động lớn

- Đặc điểm của thị trường ngoại hối của Việt nam thời điểm này là theo hướng một chiều, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung, do vậy mà doanh số mua vào nhỏ hơn doanh số bán ra.

- Lãi suất cho vay VND thường cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay USD, EUR, và JPY (lãi suất thực của VND dương), vì thế mà các ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ để đổi láy nội tệ và cho vay nội tệ để hưởng lãi suất cao, đến hạn hoàn trả ngoại tệ họ sẽ mua ngoại tệ vào và khoản lãi thu được từ cho vay VND luôn lớn hơn khoản thua lỗ do tỷ giá tăng.

Từ cuối năm 2006 đến đầu qúy I/2008, trạng thái ngoại tệ của các NHTM Việt nam lại ở tính huống ngược lại, đó là luôn ở mức dư thừa. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Nguồn cung ngoại tệ của các NHTM tăng nhanh là do thị trường chứng khoản Việt Nam thời gian qua phát triển khá nóng. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào thị trường Việt nam. Họ chuyển USD vào Việt nam và chuyển ra VND để kinh doanh chứng khoán dẫn đến cung ngoại tệ tăng mạnh.

- Ngoài nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI thực hiện trong năm 2007 cũng như năm 2009 tăng cao.

- Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất làm cho USD giảm mạnh so với các đồng tiền khác như EUR, JPY…

Tất cả những lý do trên làm cho trạng thái ngoại tệ củea NHTM Việt Nam luôn ở trạng thái dư thừa. Trong khi đó, để tránh áp lực cho lạm phát, NHNN không mua số ngoại tệ dư thừa này khiến cho tỷ giá USD/VND liên tục giảm. Và chính điều này lại gây ra rủi ro tỷ giá cho các NHTM.

Một phần của tài liệu Rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)