PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 29)

- Phương pháp phòng trị tổng hợp

3.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành theo dõi trực tiếp các chỉ tiêu cần nghiên cứu: Cân, đếm, ghi chép lại các chỉ tiêu một cách chính xác, khách quan và đầy đủ.

- Thu thập, tham khảo các kết quả nghiên cứu có liên quan từ đó có định hướng để so sánh.

- Kết hợp ghi chép hằng ngày với các mẫu báo cáo ngay, báo cáo tuần từ các tổ sản xuất để tổng hợp số liệu.

- Đánh giá dịch bệnh bằng phương pháp quan sát, chẩn đoán và điều trị hằng ngày.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả số liệu thu được đều được tính toán dựa trên tham số thống kê bao gồm: - Số mẫu (n) - Giá trị trung bình n X X + X + X + + Xn = 1 2 3 ... - Sai số trung bình 1 1 2 ) ( − ± = ∑= − n i n i x X X m - Độ lệch chuẩn ∑ − = − ± = n i x X X S n i 1 2 ) ( 1 1

Tất cả số liệu được tính bằng phương pháp xử lý số liệu thống kê sinh vật học trên máy vi tính bằng chương trình Excel và phần mềm quản lý trang trại lợn

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI VIÊT HƯNG

Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Đánh giá các chỉ tiêu số con sinh ra/ổ, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, số ngày nuôi con ….có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhằm đánh giá khả năng thích nghi cũng như năng suất của đàn lợn tại công ty chăn nuôi Việt Hưng chúng tôi tiến hành nghiên trên đàn nái cơ bản. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire

Chỉ tiêu ĐVT Landrace Yorkshire P

n CV(%) N CV(%)

Số con sinh ra TB/nái Con 238 11,13±0,21 14,12 263 11,18±0,17 15,68 >0,05

Số con sinh ra còn sốngTB/nái Con 238 10,13±0,34 15,86 263 9,86±0,28 14,23 >0,05

Khối lượng sơ sinh TB/ổ Kg 238 15,95±0,75 13,93 263 15,38±0,51 13,66 >0,05

Khối lượng sơ sinh TB/con Kg 238 1,57±0,04 12,84 263 1,46±0,04 11,71 <0,05

Số con cai sữa TB/nái Con 229 9,29±0,17 14,63 254 9,41±0,22 12,59 >0,05

Khối lượng cai sữa/ổ Kg 229 63,85 ± 0,76 9,15 254 63,12 ± 0,68 8,84 >0,05

Khối lượng cai sữaTB/con Kg 229 6,54±0,07 7,82 254 6,41±0,06 6,54 >0,05

Thời gian nuôi con trung bình Ngày 229 21,64±0,27 16,06 254 21,64±0,27 16,72 >0,05

SE

4.1.1. Số con sinh ra trung bình trên nái

Là tổng tất cả số con được đẻ ra bao gồm số con còn sống, số con dị tật, số con chết, số con thai khô. Chỉ tiêu này phản ánh số trứng được thụ thai, phẩm chất con giống, chất lượng tinh, kỹ thuật phối giống.

Trần Văn Chính (2001) [2] thông báo cho biết số con đẻ ra/ổ của Landrace là 9,55± 0,39 con và của Yorkshire là 9,50± 0,57 con.

Phan Xuân Hảo và ctv (2001) [6] cho biếtchỉ tiêu này của Landrace là 10,57 và của Yorkshire là 10,34 con.

Kết quả ở bảng 2 cho thấy, số con sinh ra của lợn Landrace là

11,13±0,21 con và của lợn Yorkshire là 11,18±0,17 con, như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của 2 tác giả trên điều đó khẳng định kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai, trợ sản của công ty là rất tốt, kỹ thuật phối giống cao, hợp lý .

4.1.2. Số con sinh ra còn sống trung bình trên nái

Số con sinh ra còn sống đánh giá phẩm chất con giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong giai đoạn mang thai, sức sống của thai, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái đẻ, kỹ thuật đỡ đẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặng Vũ Bình (1999) [1] cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 9,68 con và của Yorkshire là 9,77 con.

Phan Xuân Hảo và ctv (2001) [6] cho biết chỉ tiêu này của Landrace là 10,33 con và của Yorkshire là 9,97 con.

Kết quả của bảng 2 cho thấy số con đẻ ra còn sống của lợn Landrace là 10,13±0,34 con và của lợn Yorkshire là 9.86±0,28 con. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và của Phan Xuân Hảo.

4.1.3. Khối lượng sơ sinh trung bình/ổ

Khối lượng sơ sinh trung bình/ổ phụ thuộc nhiều vào số con còn sống/ổ, khối lượng sơ sinh trung bình/con, là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp khả năng nuôi thai, chế độ nuôi dưỡng lợn nái mang thai.

Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và ctv (2001) [13] cho biết khối lượng sơ sinh trung bình/ổ của lợn Landrace là 14,22 – 14,54 kg, ở lợn Yorkshire là 13,95 – 13,96kg. Trần Văn Chính (2001) [2] cho biết khối lượng sơ sinh/ổ giống Yorkshire là 11, 8 kg. Nguyễn Khắc Tích (1994) [10] cho biết khối lượng sơ sinh/ổ giống Yorkshire là 11, 95 kg

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được, khối lượng sơ sinh trung bình/ổ của lợn Landrace là 15,95±0,75 và của lợn Yorkshire là 15,38±0,51. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Vân và các tác giả khác.

4.1.4. Khối lượng sơ sinh trung bình trên con

Khối lượng sơ sinh trung bình/con là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trưởng của lợn con trong giai đoạn bào thai và thông qua đó đánh giá chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong quá trình mang thai.

Khối lượng sơ sinh trung bình/con phụ thuộc vào giống, chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng và thời gian nuôi của lợn sau cai sữa và lợn thịt, vì thế trong giai đoạn chửa kỳ II cần phải cho lợn ăn khẩu phần cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn lợn giống tại công ty chăn nuôi Việt Hưng cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình/con của Landrace là 1,57±0,04 kg/ con và của Yorkshire là 1,56±0,04 kg/ con, kết quả trên cho thấy khối lượng sơ sinh của lợn Landrace cao hơn so với lợn Yorkshire, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Đoàn Xuân Trúc (2000) [12] cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 1,35 kg/con và của lợn Yorkshire là 1,36 kg/ con.

Phan Xuân Hảo và ctv (2001) [6] cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 1,33 kg và ở lợn Yorkshire là 1,34 kg.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004) về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh trung bình/con của lợn Landrace là 1,35 kg và ở lợn Yorkshire là 1,31 kg/ con, còn nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và ctv (1995) [3] chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 1,43 ± 0,03 kg/ con và ở lợn Yorkshire là 1,31 ± 0,02 kg/con.

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các kết quả của các tác giả trên chứng tỏ rằng chất lượng của đàn lợn nái tốt.

4.1.5. Số con cai sữa trung bình trên ổ

Số con cai sữa trung bình/ổ là chỉ tiêu phản ánh kết quả nuôi con của lợn nái, chỉ tiêu này liên quan chặt chẻ với số con còn sống trung bình/nái, đồng thời nó chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con trong thời kỳ lợn con theo mẹ. Thông thường lợn nái lứa 1 ít có kinh nghiệm nuôi con nếu không chăm sóc tốt thì dẫn đến hao hụt số lượng lớn lợn con trong giai đoạn theo mẹ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số con cai sữa trung bình/ổ của Lợn Landrace là 9,29±0,17 và của lợn Yorkshire là 9,41±0,22, kết quả thu được của lợn Yorkshire cao hơn so với lợn Landrace, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê(P>0,05)

Nguyễn Khắc Tích (1995) [11] cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 8,68 và ở lợn Yorkshire là 8,61 con

Trần Quang Hân cho biết chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 7,78 con và ở lợn Yorkshire là 9,16 con. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, điều này phản ánh kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái đẻ của cán bộ công nhân trong công ty tốt.

4.1.6. Khối lượng cai sữa trung bình/ổ

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời gian nuôi con. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, thời gian nuôi con, khối lượng sơ sinh. Và đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng đánh giá khả năng sinh sản và hiệu quả kinh tế.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khối lượng cai sữa của lợn Landrace là 63,85 kg với ngày nuôi trung bình là 21,64 ngày và của lợn Yorkshire là 63,12 kg với ngày nuôi trung bình là 21.64 ngày.

Trần Văn Chính (2001) [2] cho biết khối lượng cai sữa của lợn Landrace là 68,17kg ở 34,87 ngày tuổi và của lợn Yorkshire là 75,73 kg ở 37,38 ngày tuổi.

Như vậy kết quả khối lượng cai sữa của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Văn Chính nhưng số ngày nuôi của chúng tôi lại thấp hơn so với nghiên cứu trên.

4.1.7. Khối lượng cai sữa trung bình trên con

Chỉ tiêu này đánh giá, kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái vì giai đoạn này thức ăn chủ yếu của lợn con là từ sữa mẹ khả, năng tiết sữa, kinh nghiệm nuôi con của lợn nái.

Chỉ tiêu này cũng liên quan đến thời gian tập ăn của lợn con, sức khỏe, sự đề kháng của lợn con với môi trường, nếu trong giai đoạn này lợn con bị tiêu chảy thì sẽ giảm khối lượng khi cai sữa.

Kết quả của chúng tôi nghiên cứu trên đàn lợn nuôi tại công ty chăn nuôi Việt Hưng cho thấy: khối lượng lợn con cai sữa của lợn Landrace là 6,54±0,07 và của lợn Yorkshire là 6,41±0,06 kg.

ngày tuổi /con của Yorkshire là 4,84 ± 0,03 kg và của Landrace là 4,80 ± 0,04 kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả trên, điều đó chứng tỏ khả năng tiết sữa của đàn nái của công ty, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái công ty rất tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.8. Thời gian nuôi con trung bình

Thời gian nuôi con dài hay ngắn tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi, qui trình chăn nuôi. Thông thường số ngày nuôi con của các cơ sở chăn nuôi công nghiệp dao động trong khoảng 18 – 28 ngày, bình quân là 21 ngày. Tăng số ngày nuôi con sẻ tăng khoảng cách giữa các lứa đẻ, giảm số lứa đẻ/nái/năm, tuy nhiên nếu cai sữa sớm thì sức khỏe của lợn con không đảm bảo. Vì vậy tùy vào từng điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị sản xuất mà có thời gian lợn con theo mẹ khác nhau.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian nuôi con của lợn Landrace và Yorkshire là 21.64, như vậy thời gian nuôi con của 2 giống lợn là tương đương nhau.

4.1.9. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa phản ánh trình độ quản lý tại chuồng đẻ, quản lý tốt lợn con chết ít, quản lý kém lợn con chết nhiều, đến khả năng nuôi con của lợn mẹ, tình hình bệnh tật trong trại. Tăng tỷ lệ nuôi sống là tăng số con cai sữa/nái/năm, tăng số con cai sữa/ổ. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Tích (1994) [10] tỷ lệ nuôi sống của Yorkshire là 88,52 % và của lợn Landrace là 82,98%. Trần Minh Hoàng (2001) [7] cho biết tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của Landrace là 92,97% và của Yorkshire là 93,77%.

Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của Landrace là 90,88±2,27 và của Yorkshire là 91,80±2,38 %, như vậy so với nghiên cứu của tác giả trên thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Tích và thấp hơn so với nghiên cứu

4.2. KẾT QUẢ THEO DÕI BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN LỢN PED TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂN NUÔI VIỆT HƯNG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂN NUÔI VIỆT HƯNG

4.2.1. Tỷ lệ chết trên đàn lợn con mới đẻ

Trong thời gian thực tập tại công ty chúng tôi đã được chứng kiến một bệnh dịch có tính chất nhanh, rất nguy hiểm thiệt hai nặng nề về kinh tế đó là bệnh tiêu chảy PED trên lợn. Tỷ lệ nhiễm bệnh là gần 100% với tỷ lệ chết rất cao, đặc biệt là trên đàn lợn con theo mẹ. Bệnh do một coronavirus gây ra (cùng họ với virus TGE). Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu, dẫn đến lợn bị mất nước và mất chất dinh dưỡng.

Có 2 chủng virus PED: Chủng PED 1: chỉ nhiễm trên lợn trong giai đoạn tăng trưởng và chủng PED 2: nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn nái trưởng thành. Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chóng, từ khi xâm nhập đến khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ. Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn lợn trong trại với triệu chứng điển hình là tiêu chảy.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và việc chẩn đoán chính xác và nhanh chóng ngay khi có biểu hiện bệnh đầu tiên nhờ bộ kit chẩn đoán nhanh PED-Ag chúng tôi khẳng định bệnh là bệnh tiêu chảy PED 2 trên lợn.

Ngay sau khi có kết quả dương tính với bệnh PED (tức là ngày 19/3/2011) chúng tôi tiến hành phương pháp autovacxin trên toàn bộ đàn bầu mang thai dưới 14 tuần.

Sau 3-4 ngày phát hiện bệnh tiêu chảy PED trên lợn dịch đã lây lan nhanh ra toàn trại, đặc biệt là chuồng đẻ và bầu sau đó lan ra chuồng thit. Sau 1 tuần tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới gần 100%.

Trên đàn lợn con theo mẹ chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ chết trên 3 khoảng thời gian là: từ ngày 19-26 tháng 3/2011, từ 27/3 đến 3/4/2011 và từ ngày 4/4 đến 15/4/2011.

Chúng tôi quan sát ghi chép số liệu về tỷ lệ chết của số lợn con để nuôi (đã bỏ qua lợn con dị tật bẩm sinh, thai khô, mẹ đè).

Kết quả theo dõi tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED theo độ tuổi được trình bày tại bảng 4.2 và biểu diễn tại biểu đồ 4.1.

Bảng 4.2. Tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED theo độ tuổi ( thời gian khảo sát 19-26/3/2011) Tuổi lợn nhiễm bệnh (ngày) Số con để nuôi (con) Số con chết (con) Tỷ lệ chết (%) 0 – 5 747 738 98.88 6 – 7 145 75 51.75 7 ngày trở lên 738 218 29.54

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED theo độ tuổi ( thời gian khảo sát 19-26/3/2011)

Từ kết quả bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét sau:

+ Tỷ lệ chết của lợn con giảm dần theo độ tuổi của lợn con, lợn con có ngày tuổi càng lớn thì tỷ lệ chết càng giảm, cụ thể ở lợn con 0 – 5 ngày tỷ lệ chết là rất cao 98,88%, lợn con ở 6-7 ngày tuổi tỷ lệ chết là 51,75% và lợn con trên một tuần tuổi tỷ lệ chết giảm còn 29,54%. Theo chúng tôi sở dĩ có được kết quả như vậy là do lợn con không có kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh tiêu chảy PED, virus tấn công trực tiếp phá hủy lông nhung ruột non do đó lợn con không có khả năng hấp thụ sữa mẹ, thức ăn, nước và điện giải thông qua con đường miệng. Lợn càng nhỏ thì sức đề kháng yếu, bộ máy tiêu hóa cũng chưa hoàn thiên do đó tỷ lệ chết sẽ cao hơn. Lợn con suy kiệt dần, mất nước, điện giải nhiều do tiêu chảy và chết nhanh chóng sau 2-4 ngày.

Chúng tôi tiếp tục theo dõi tỷ lệ chết của lợn con mới đẻ mắc bệnh PED ở tuần thứ 2 và tuần thứ 3 sau khi làm Autovacxin. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3 và biểu diễn tại biểu đồ 4.2.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 29)