Phòng và điều trị bệnh PED trên toàn trại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 52)

- Phương pháp phòng trị tổng hợp

4.3.4.Phòng và điều trị bệnh PED trên toàn trại

4.3.4.1. Phương pháp làm autovacxin

Mục đích của phương pháp autovacxin tạo miễn dịch cho lợn con bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột của lợn con mắc bệnh tiêu chảy PED trước khi đẻ. Chúng tôi tiến hành việc tạo autovacxin ngay sau khi có kết quả chẩn đoán dương tính với bệnh PED. Tiến hành 2 lần liên tiếp trong 2 ngày, mỗi lần lên tới 20-30 lợn con.

Phương pháp tiến hành:

- Lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do PED đang còn sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay sinh tố, xay nhỏ; trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất, lọc qua vải gạc lấy phần nước trong, cho vào 100g Colistin hoặc chế phẩm chứa Colistin và Amoxyclin để diệt tạp khuẩn - Đem dung dịch trên trộn với thức ăn cho lợn nái, lợn hậu mang thai dưới 14 tuần thai trong toàn trại ăn (mỗi con 10ml).

Sau khi ăn nếu lợn xuất hiện triệu chứng ỉa chảy , bỏ ăn hoặc ủ rủ là đạt yêu cầu; nếu không phải làm lại. Chúng tôi đã tiến hành làm 2 lần liên tiếp trong thời gian 2 ngày sau khi chẩn đoán dương tính với bệnh PED.

4.3.4.2. Phương pháp phòng trị trên quy mô toàn trại

Bệnh PED do virus gây ra do đó không có thuốc điều tri đặc hiệu mà phải sử dụng phương pháp điều trị tổng hợp đó là bổ sung kịp thời nước và chất điện giải tăng cường súc đề kháng đồng thời sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm ...

Khi bệnh nhiễm trong trại phải nhanh chóng tạo sức đề kháng cho nái mang thai bằng cách lấy ruột của lợn con nhiễm PED nghiền nhỏ cho heo mẹ ăn trước khi sinh 14 ngày sẽ giúp tạo kháng thể và truyền sang lợn con (phương pháp autovacxin). Cung cấp nước và điện giải cho lợn con đầy đủ, việc truyền nước muối đẳng trương vào xoang bụng phải thực hiện theo quy trình hợp vệ sinh và đúng phương pháp vì dễ xẩy ra nguy cơ nhiễm khuẩn xoang bụng. Chúng tôi đã sử dụng oresol hòa nước cho lợn con uống. Với lợn nái quá yếu do tiêu chảy mất nước nhiều, có triệu chứng mất sữa, bỏ ăn chúng tôi tiến hành truyên xoang phúc mạc dung dịch Ringerlactat, Glucose đẳng trương, có bổ sung thêm vitamin từ biệt dược Tonosal, Novasal.

Trên đàn lợn thịt sau khi xuất hiện triệu chứng ói mửa ra dịch vàng có mùi tanh khó chịu, Chúng tôi bổ sung nước, điện giải, vitamin nhóm B, C qua đường téc nước cho toàn đàn lợn thịt uống. Có thể trộn kháng sinh colistin vào thức ăn hoặc hòa vào nước uống cho lợn thịt nhằm chống vi khuẩn kế phát. Một điều cần phải làm ngay đó là giảm khẩu phần ăn, việc giảm khẩu phần ăn nhằm mục đích giảm tác động kích thich đường tiêu hóa của lợn đang bị hư tổn.

Phòng ngừa việc mang virus vào trong trại:

Kiểm soát người ra vào trại một cách chặt chẽ, khử trùng người, vật liệu, dụng cụ thức ăn trước khi vào trại, ngăn chặn chó, mèo, chim, chuột... bằng cách làm hàng rào chắn xung quanh khu vực trại. Công nhân đi làm qua 2 lần sát trùng.

Nước uống và nước sinh hoạt trong trại phải sạch và không nhiễm E.coli bằng cách sử lý với Clorine.

Phun sát trùng trong trại, ít nhất 2 lần/ ngày, rải vôi theo đường đi và khu vực xung quanh. Có công nhân sát trùng các khu vực riêng biệt. Công nhân chỉ làm việc ở 1 chuồng cố đinh.

Luôn giữ ấm trong trại và cho lợn nhất là lợn.Tiêm kháng sinh cho nái trước và sau sinh bằng cách chọn thuốc có phổ kháng rộng Hitamox LA có thành phần là Amoxycilin.

Phần V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 52)