Tỷ lệ chết trên đàn lợn con mới đẻ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 38)

- Phương pháp phòng trị tổng hợp

4.2.1.Tỷ lệ chết trên đàn lợn con mới đẻ

Trong thời gian thực tập tại công ty chúng tôi đã được chứng kiến một bệnh dịch có tính chất nhanh, rất nguy hiểm thiệt hai nặng nề về kinh tế đó là bệnh tiêu chảy PED trên lợn. Tỷ lệ nhiễm bệnh là gần 100% với tỷ lệ chết rất cao, đặc biệt là trên đàn lợn con theo mẹ. Bệnh do một coronavirus gây ra (cùng họ với virus TGE). Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu, dẫn đến lợn bị mất nước và mất chất dinh dưỡng.

Có 2 chủng virus PED: Chủng PED 1: chỉ nhiễm trên lợn trong giai đoạn tăng trưởng và chủng PED 2: nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn nái trưởng thành. Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chóng, từ khi xâm nhập đến khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ. Bệnh lây lan nhanh chóng đến tất cả các đàn lợn trong trại với triệu chứng điển hình là tiêu chảy.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và việc chẩn đoán chính xác và nhanh chóng ngay khi có biểu hiện bệnh đầu tiên nhờ bộ kit chẩn đoán nhanh PED-Ag chúng tôi khẳng định bệnh là bệnh tiêu chảy PED 2 trên lợn.

Ngay sau khi có kết quả dương tính với bệnh PED (tức là ngày 19/3/2011) chúng tôi tiến hành phương pháp autovacxin trên toàn bộ đàn bầu mang thai dưới 14 tuần.

Sau 3-4 ngày phát hiện bệnh tiêu chảy PED trên lợn dịch đã lây lan nhanh ra toàn trại, đặc biệt là chuồng đẻ và bầu sau đó lan ra chuồng thit. Sau 1 tuần tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới gần 100%.

Trên đàn lợn con theo mẹ chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ chết trên 3 khoảng thời gian là: từ ngày 19-26 tháng 3/2011, từ 27/3 đến 3/4/2011 và từ ngày 4/4 đến 15/4/2011.

Chúng tôi quan sát ghi chép số liệu về tỷ lệ chết của số lợn con để nuôi (đã bỏ qua lợn con dị tật bẩm sinh, thai khô, mẹ đè).

Kết quả theo dõi tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED theo độ tuổi được trình bày tại bảng 4.2 và biểu diễn tại biểu đồ 4.1.

Bảng 4.2. Tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED theo độ tuổi ( thời gian khảo sát 19-26/3/2011) Tuổi lợn nhiễm bệnh (ngày) Số con để nuôi (con) Số con chết (con) Tỷ lệ chết (%) 0 – 5 747 738 98.88 6 – 7 145 75 51.75 7 ngày trở lên 738 218 29.54

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED theo độ tuổi ( thời gian khảo sát 19-26/3/2011)

Từ kết quả bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét sau:

+ Tỷ lệ chết của lợn con giảm dần theo độ tuổi của lợn con, lợn con có ngày tuổi càng lớn thì tỷ lệ chết càng giảm, cụ thể ở lợn con 0 – 5 ngày tỷ lệ chết là rất cao 98,88%, lợn con ở 6-7 ngày tuổi tỷ lệ chết là 51,75% và lợn con trên một tuần tuổi tỷ lệ chết giảm còn 29,54%. Theo chúng tôi sở dĩ có được kết quả như vậy là do lợn con không có kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh tiêu chảy PED, virus tấn công trực tiếp phá hủy lông nhung ruột non do đó lợn con không có khả năng hấp thụ sữa mẹ, thức ăn, nước và điện giải thông qua con đường miệng. Lợn càng nhỏ thì sức đề kháng yếu, bộ máy tiêu hóa cũng chưa hoàn thiên do đó tỷ lệ chết sẽ cao hơn. Lợn con suy kiệt dần, mất nước, điện giải nhiều do tiêu chảy và chết nhanh chóng sau 2-4 ngày.

Chúng tôi tiếp tục theo dõi tỷ lệ chết của lợn con mới đẻ mắc bệnh PED ở tuần thứ 2 và tuần thứ 3 sau khi làm Autovacxin. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3 và biểu diễn tại biểu đồ 4.2.

Bảng 4.3. Tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED đẻ ra trong thời gian khảo sát

Thời gian khảo sát Số con để nuôi (con)

Số con chết (con)

Tỷ lệ chết (%)27/3-3/4/2011 27/3-3/4/2011

(sau 1 tuần làm autovacxin) 1006 851 84.59 4/3-15/4/2011 (sau 2 tuần làm autovacxin) 1056 199 18.84

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chết của lợn con mắc bệnh PED đẻ ra trong thời gian khảo sát

Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 chúng tôi có nhận xét sau:

giảm so với tuần đầu tiên mắc bệnh do đã có các biện pháp can thiệp: bổ sung nước, điện giải và lợn mẹ cũng đã dần thích nghi, đã có một phần kháng thể được truyền sang con làm tỷ lệ chết giảm xuống.

Sau 2 tuần làm autovacxin tỷ lệ chết giảm rõ rệt chỉ còn là 18,84%. Theo chúng tôi đó là do những con đẻ ra trong thời gian này đã có kháng thể đặc hiệu với bệnh do những lợn mẹ được làm autovacxin trong thời gian mang thai khi ở khoảng dưới 14 tuần thai truyền sang. Qua đây chúng tôi thấy việc sử dụng biện pháp autovacxin là có hiệu quả, đặc biệt sau 2 tuần. Kháng thể đặc hiệu của bệnh sản sinh trong cơ thể mẹ và được truyền sang cho lợn con làm tăng sức đề kháng của lợn con với bệnh, giảm tỷ lệ chết rõ rệt có ý nghĩa thống kê (P>0.05).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 38)