Kết quả theo dõi triệu chứng và bệnh tích lâm sàng của bệnh PED

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 42)

- Phương pháp phòng trị tổng hợp

4.2.3.Kết quả theo dõi triệu chứng và bệnh tích lâm sàng của bệnh PED

Bệnh phát ra trong trại một cách nhanh chúng, từ khi xâm nhập đến khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng 18 – 24 giờ, triệu chứng điển hình là tiêu chảy. Tiêu chảy trên tất cả đàn lợn trong trại.

Triệu chứng của lợn con theo mẹ: có biểu hiện lười bú, ỉa chảy phân lỏng, tanh, màu vàng hoặc trắng có sữa không tiêu, ói mửa ra sữa không tiêu màu trắng và lợn con run rẩy thích nằm lên bụng mẹ. Đàn lợn con gầy rất nhanh, yếu ớt, sức đề kháng giảm, lợn nhiễm bệnh dưới 5 ngày tuổi chết lên tới gần 100% sau 3-4 ngày mắc bệnh do mất nước và không hấp thụ được sữa mẹ. Điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả.

Chúng tôi tiến hành quan sát và thu thập số liệu về triệu chứng lâm sàng trên đàn lợn trên toàn trại, kết quả được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy PED

Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị Số theo dõi Số xuất hiện Tỷ lệ

Lợn con nằm trên bụng mẹ Ổ 52 52 100%

Lợn con nôn mửa Con 153 126 82,35%

Lợn mẹ tiêu chảy Con 52 42 80,76%

Lợn mẹ bỏ ăn Con 52 16 30,77%

Lợn bầu tiêu chảy Con 382 150 39.27%

Lợn bầu bỏ ăn Con 382 76 19,90%

Qua bảng 4.5 chúng tôi có một số nhận xét:

Trên đàn lợn con theo mẹ triệu chứng tiêu chảy, lợn con lạnh run rẩy nằm trên bụng mẹ là triệu chứng lâm sàng điển hình với tỷ lệ là 100%. Lợn con nôn mửa ra sữa không tiêu cũng với tỷ lệ rất cao là 82,35%.

Trên đàn lợn mẹ nuôi với triệu chứng tiêu chảy phân xám đen cũng có tỷ lệ rất cao là 80,76%, tỷ lệ bỏ ăn là 30,77%. Trên đàn lợn bầu tỷ lệ tiêu chảy và bỏ ăn giảm hơn nhiều so với trên đàn lợn mẹ nuôi con, tỷ lệ lần lượt là 39,27% và 19,90%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các bệnh gây tiêu chảy do các nguyên nhân khác như: do Ecoli, Salmonella....

Hình 4.1. Lợn con mắc PED nằm trên bụng mẹ

Hình 4.3. Lợn con mắc PED có triệu chứng tiêu chảy phân màu vàng

Triệu chứng trên đàn lợn thịt: ban đầu có một số ít lợn thịt bị ói mửa ra dịch màu vàng loãng có mùi tanh rất khó chịu, sau đó lan dần ra các đàn lợ kế cận. Sau 1-2 ngày lây lan ra toàn chuồng lợn thịt. Triệu chứng tiếp theo là lợn có biểu hiện tiêu chảy nhiều, phân màu đen xám và có mùi tanh khó chịu, lợn ỉa vọt cần câu. Lợn bỏ ăn, ủ rũ nếu không can thiệp kịp thời bằng cách bổ sung nước, điện giải và kháng sinh chống kế phát thì lợn gầy sút nhanh chóng,suy kiẹt do mất nước. Tỷ lệ nhiễm là 100%, tuy nhiên tỷ lệ chết là không đáng kể. Chúng tôi ghi nhận được chỉ có vài chục trường hợp lợn thịt chết do bệnh PED trên toàn trại do mất nhiều nước.

Triệu chứng của bệnh trên đàn lợn bầu: bệnh lây lan dần ra đàn lợn bầu một cách tự nhiên cũng như lây lan do đã sử dụng autovacxin cho đàn lợn bầu mang thai dưới 14 tuần tuổi. Triệu chứng điển hình là lợn tiêu chảy mạnh, phân loảng màu đen xám, mùi tanh. Tỷ lệ sảy thai tăng đột biến, nhất là đối với lợn hậu bị, số liệu ở bảng 4.5.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn mẹ: Lượng sữa bị giảm đáng kể sau 4-5 ngày sau đẻ, bầu vú sẹp xuống. Lợn mẹ uống nhiều nước hơn, ủ rũ, yếu, bản năng làm mẹ cũng giảm xuống. Một quan sát khác mà chúng tôi có được đó là số ngày mang thai trung bình giảm xuống 2-3 ngày, lợn mẹ đẻ sớm hơn ngày dự tính. Số ngày mang thai trung bình là 114 (bình thường khi không mắc bệnh là 116 ngày).

Hình 4.5. Lợn mẹ mắc PED bị tiêu chảy phân màu xám

4.2.3.2. Bệnh tích trên lợn nhiễm PED

Chúng tôi chỉ tiến hành mổ khám trên đàn lợn con theo mẹ dưới 1 tuần tuổi. Tiến hành mổ khám quan sát thấy ruột non phần tá tràng và không tràng có thành rất mỏng quan sát thấy cả sữa bên trong. Dạ dày căng, rạch ra thấy đầy sữa màu trắng không tiêu. Xác chết lợn con gầy, lông khô và bết phân. Các quan sát về bệnh tích được chúng tôi thống kê ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả theo dõi bệnh tích lâm sàng của bệnh tiêu chảy PED

Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị Số theo dõi Số xuất hiện Tỷ lệ Thành ruột non lợn con

mỏng nhìn thấy chất chứa bên trong

Con 45 38 84,44%

Dạ dày lợn con chứa sữa không tiêu

Qua bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét sau:

Các bệnh tích mổ khám của chúng tôi tiến hành trên lợn con có độ tuổi dưới 1 tuần tuổi. Tỷ lệ lợn con có bệnh tích dạ dày chứa sữa không tiêu là rất cao 100%. Tỷ lệ lợn con có thành ruột non mỏng nhìn rõ chất chứa bên trong ở phần tá tràng và không tràng cũng rất cao lên tới 84,44%. Như vậy đây là những bệnh tích rất điển hình của bệnh tiêu chảy PED trên lợn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản và bệnh tiêu chảy PED trên đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức công nghiệp tại công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng - Sơn Tây - Hà Nội’’ (Trang 42)