Lớp và đặc tính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VẼ KỸ THUẬT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ) (Trang 60)

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN VÀ CHƯƠNG

B) NỘI DUNG: 7.1 Mặt cắt

8.4. Lớp và đặc tính

8.4.1. Khái niệm về lớp

- Trong bản vẽ AutoCad, các đối tượng có tính chất chung thường được nhóm thành một lớp. Một bản vẽ có thể có một hoặc nhiều lớp, số lớp trên một bản vẽ không giới hạn. Thông thường tên của lớp phản ánh nội dung, tính chất của các đối tượng của lớp đó.

- Ta có thể so sánh một lớp như là một tấm kính trong suốt có hình vẽ, bản vẽ gồm nhiều tấm kính như vậy đặt chồng lên nhau. Ta có thể hiệu chỉnh các trạng thái của lớp (tắt/ mở; khóa/ mở khóa...) để cho các đối tượng nằm trên lớp đó xuất hiện hay không xuất hiện trên màn hình hoặc trên giấy vẽ.

- Ta cũng có thể sửa chữa, hiệu chỉnh trên nhiều lớp cùng một lúc, nhưng khi vẽ chỉ vẽ được trên một lớp, lớp đang hoạt động gọi là lớp hiện hành (current layer) tên của lớp hiện hành được thể hiện trên thanh công cụ Object Properties.

8.4.2. Tạo một lớp mới và đặt các đặc tính cho lớp a. Tạo lớp mới Lệnh Layer (L)

Menu bar Nhập lệnh Toolbar

Format\ Layer... Layer hoặc LA

Khi thực hiện lệnh Layer sẽ xuất hiện hộp thoại Layer Properties Manager. Khi ta tạo bản vẽ mới thì trên bản vẽ này chỉ có một lớp là lớp 0. Các tính chất được gán cho lớp 0 là: màu White (trắng), dạng đường Continuous (liên tục), chiều rộng nét vẽ là 0,025mm (bản vẽ hệ mét) và kiểu in là Normal. Lớp 0 ta không thể nào xoá hoặc đổi tên.

- Gán và thay đổi màu cho lớp. - Gán dạng đường cho lớp. - Gán chiều rộng nét vẽ. - Gán lớp hiện hành.

- Thay đổi trạng thái của lớp. - Tắt mở (ON/OFF).

- Đóng băng và làm tan băng (FREEZE/THAW). - Khoá lớp (LOCK/UNLOCK).

- Xoá lớp (DELETE).

- Ngoài ra ta có thể thực hiện các lệnh liên quan đến tính chất và trạng thái của lớp bằng thanh công cụ Objects Properties được mặc định trong vùng đồ hoạ.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:

1. Nguyễn Hữu Lộc (2005), Sử dụng AutoCad 2004 (tập 1,2), NXB Thành phố HCM. 2. Nguyễn Văn Hùng (2007), Tự học AutoCad – Thiết kế 2D, NXB Lao động xã hội.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG:

1. Mối liên hệ giữa phần mềm AutoCAD và các phần mềm đồ họa, văn phòng khác? Những khả năng chính của AutoCad?

2. Phân biệt hệ tọa độ đề các và hệ tọa độ cực? Khi nào thì dùng hệ tọa độ đề các, khi nào thì dùng hệ tọa độ cực? Hệ tọa độ nào thường xuyên được sử dụng hơn? Tại sao?

3. Có bao nhiêu phương pháp để nhập tọa độ trong AutoCad? Phương pháp nào thường xuyên được sử dụng nhất? Tại sao?

4. Chức năng một số phím đặc biệt dùng trong AutoCad?

5. Tạo lớp trong AutoCad có ý nghĩa gì? Hãy tạo các lớp cho các đường nét cơ bản và đặt đặc tính cho các lớp đó.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VẼ KỸ THUẬT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w