Ghi kích thước trên bản vẽ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VẼ KỸ THUẬT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ) (Trang 39)

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG:

5.6. Ghi kích thước trên bản vẽ

5.6.1. Nguyên tắc chung

- Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thực của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ. - Số lượng kích thước trên bản vẽ phải đủ để chế tạo và kiểm tra.

- Mỗi kích thước chỉ ghi một lần, không ghi lặp. - Các kích thước cần phân bố hợp lý, dễ đọc.

- Đơn vị đo kích thước dài là mm, nhưng không cần ghi chữ mm sau con số ghi kích thước. -Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi rõ. Ví dụ : 30o45’30”. 5.6.2. Các thành phần của một kích thước

- Đường dóng và đường kích thước:

+ Vẽ bằng nét liền mảnh; đường dóng được vẽ vượt quá đường kích thước một đoạn từ 3 đến 5 mm.

+ Không dùng đường trục, đường bao làm đường kích thước, nhưng cho phép dùng chúng làm đường dóng.

+ Đường dóng của kích thước chiều dài kẻ vuông góc với đoạn cần ghi kích thước . Khi cần cho phép kẻ xiên góc và đường kích thước được vẽ “song song” với đoạn cần ghi kích thước.

+ Đường dóng và đường kích thước chiều dài dây cung và góc. - Mũi tên:

+ Mũi tên được vẽ ở hai đầu đường kích thước và chạm vào đường dóng. + Mũi tên có thể vẽ ở phía trong hoặc phía ngoài đường dóng.

+ Khi thiếu chỗ, có thể thay mũi tên bằng dấu chấm hoặc vạch xiên.

+ Không cho phép bất kì đường nét nào của bản vẽ được vẽ cắt qua mũi tên. - Con số kích thước:

+ Chỉ giá trị thật của kích thước, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và được viết với khổ từ 2.5 trở lên.

+ Hướng của con số kích thước độ dài phụ thuộc vào hướng nghiêng của đường kích thước. + Hướng con số kích thước góc phụ thuộc vào hướng nghiêng của đường vuông góc với đường phân giác của góc đó.

+ Không cho phép bất kì đường nét nào của bản vẽ được vẽ cắt qua con số kích thước. 5.6.3. Một số qui định ghi kích thước

- Kích thước độ dài.

- Kích thước đường kính: trước con số chỉ giá trị đường kính có kí hiệu φ; đường kích thước kẻ qua tâm hoặc dóng ra ngoài.

- Kích thước bán kính: trước con số chỉ giá trị bán kính có kí hiệu R, áp dụng cho cung tròn có góc ≤ 1800, đường kích thước kẻ qua tâm cung.

- Kích thước hình cầu: trước kí hiệu đường kính hay bán kính cầu có ghi chữ S. - Ghi kích thước mép vát.

- Ghi kích thước cạnh hình vuông: có thể ghi bằng hai cách như hình dưới (kí hiệu □ đọc là “vuông”).

- Ghi kích thước các phần tử giống nhau: nếu có nhiều phần tử giống nhau và phân bố có qui luật thì chỉ ghi kích thước một phần tử kèm theo số lượng các phần tử.

- Ghi kích thước theo chuẩn “0”: nếu có một loạt kích thước liên tiếp nhau thì có thể ghi từ một chuẩn chung (chuẩn “0”); chuẩn được xác định bằng một chấm đậm; các đường kích thước chỉ có một mũi tên; con số kích thớc được viết dọc theo đường dóng.

- Kiểu ghi nối tiếp: các kích thước nối tiếp nhau nhưng không tạo thành chuỗi khép kín. - Kiểu ghi song song: các kích thước xuất phát từ một chuẩn chung.

- Kí hiệu độ dốc, độ côn trên bản vẽ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VẼ KỸ THUẬT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w