Định hƣớng truy xuất dữ liệu

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý gis trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng (Trang 60)

Để tra cứu thông tin của một thùng rác, điểm nâng bất kỳ trên bản đồ ta dùng lệnh Info trên thanh công cụ Main.

Hình 3.30: Thanh công cụ Main

Sau đó ta kích vào đối tƣợng thùng rác, điểm nâng bất kỳ trên bản đồ ta sẽ tìm thấy đƣợc thông tin thuộc tính của các điểm này. Hình nhƣ sau:

Hình 3.31: Thông tin thuộc tính các điểm nâng rác

Theo hình 3.31 ta có thể thấy rằng việc tìm kiếm thông tin thuộc tính cho mỗi vị trí là khá đơn giản.

Đối với việc phải tìm kiếm một thuộc tính của nhiều đối tƣợng trên bản đồ. Ta có thể thực hiện trình tự sau: Query > Select > Xuất hiện hộp thoại Select

Ví dụ cho trƣờng hợp muốn tìm hiểu tình trạng của các thùng đặt theo giờ có bao nhiêu thùng nứt thân. Ta tiến hành nhƣ sau:

 Select Records From Table: Ta chọn DiemDatThungTheoGio  That Satisfy : Ta chọn Assit > Tinh_trang = “Nứt thân” > Ok

Hình 3.33: Bảng thông tin đƣợc truy xuất

3.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CỘNG NGHỆ GIS VÀO THỰC TẾ

Trong giai đoạn tiền đề xây dựng bản đồ quản lý CTR SH, đề tài đã triển khai ứng dụng đến cơ quan chức năng quản lý hệ thống xử lý thu gom CTR SH là phòng tài nguyên môi trƣờng, trong 02 tháng triển khai. Đề tài có những đánh giá và so sánh chủ quan nhƣ sau:

Thứ nhất, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn vì việc ứng dụng phần mềm đòi hỏi chuyên viên tiếp nhận phải có khiến thức am hiểu về lĩnh vực này.

Thứ hai, nhu cầu hiện tại trƣớc mắt của các chuyên viên là không cao. Ví dụ, một chuyên viên đảm nhiệm nhiều nhiệm trong cơ quan, ảnh hƣởng đến công tác chuyên môn.

Thứ ba, chƣa xác định đƣợc số lƣợng nhân công cụ thể phục vụ từng phƣờng, khối lƣợng rác cụ thể phát sinh tại các chợ, bệnh viện, trƣờng học... và lộ trình các chuyến thu gom của xe bagac. Lộ trình xe nâng đƣợc vẽ bằng đƣờng Polyline thông qua sự tƣ vấn của chuyên viên Xí nghiệp môi trƣờng cho nên tính chính xác tuyệt đối là không thể.

Đề tài có sự so sánh chủ quan đó là Hệ thống thu gom – vận chuyển CTR SH không ứng dụng GIS: nhà quản lý muốn quản lý tốt và cập nhật thông tin nhanh chóng phải tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính bằng phần mềm thông dụng nhƣ Excel hoặc Access. Tuy nhiên các thông tin hiển thị chỉ là những dữ liệu thuộc tính, không quan sát đƣợc. Bên cạnh đó để quan sát trực tiếp hệ thống thu gom thì nhà quản lý phải trực tiếp khảo sát thực tế.

Hệ thống thu gom – vận chuyển CTR SH có ứng dụng GIS: nếu nhà quản lý quyết định ứng dụng GIS càng sớm thì họ chỉ tốn thời gian và công sức cho một lần nhập liệu vào máy tính tuy nhiên họ hoàn toàn có thể quản lý đƣợc các dữ liệu ngay cả về thuộc tính lẫn không gian. Khi cần thay đổi thông tin, ngƣời quản lý có thể ngồi tại văn phòng để điều chỉnh mà không cần phải khảo sát thực tế. Hơn nữa, thông qua GIS ngƣời quản lý có thể nhìn đƣợc tổng thể hệ thống thu gom và xem đƣợc thông tin của bất lỳ điểm thu gom hay các tuyến vận chuyển hoặc chỉnh sửa, cập nhật các thông tin mới.

3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM MAPINFO TRONG QUẢN LÝ CTR SH TẠI QUẬN CẨM LỆ

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý gis trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)