Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu hệ thống

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý gis trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng (Trang 29)

Hệ thống quản lý CTR ở Đà Nẵng đƣợc chia thành bốn cấp độ xuyên suốt từ trung ƣơng đên địa phƣơng. Trong quá trình thực hiện, đề tài tiến hành tiếp cận đơn vị URENCO là đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng thành phố theo chức trách đƣợc Sở GTVT thành phố giao nhiệm vụ. Phƣơng thức thu gom CTR chủ yếu thông qua hệ thống các thùng rác công cộng đặt trên đƣờng phố và ép rác tại tập trung tại trạm trung chuyển, sau đó dùng xe chuyên dụng vận chuyển CTR lên chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Rác thải sau khi đƣợc thu gom từ các nguồn phát sinh sẽ đƣợc đƣa về các điểm tập kết trên đƣờng phố hoặc trạm trung chuyển để đƣa lên xe vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn mới thực hiện xử lý. Tại các khu vực vùng ven, Danang Urenco bố trí rải rác một số thùng rác công cộng, hoặc sử dụng xe cuốn ép nhỏ thu gom trực tiếp trên các trục đƣờng chính, các khu vực có mật độ dân cƣ cao.

Hình 2.2: Sơ đồ phân cấp quản lý CTR 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, hiện trạng thu gom, khối lƣợng thu gom, thời gian thu gom, lực lƣợng thu gom vận chuyển, quy trình thu gom CTR SH tại quận Cẩm Lệ từ các báo cáo và tài liệu do phòng TN&MT và Xí nghiệp môi trƣờng Cẩm Lệ cung cấp.

2.3.3. Phƣơng pháp điều tra khảo sát

Khảo sát tình trạng của các điểm đặt thùng, điểm nâng rác, lộ trình thu gom. Tọa độ các điểm thùng rác, điểm nâng rác, tọa độ trạm trung chuyển và xí nghiệp đƣợc định vị bằng GPS sau khi đã hiệu chỉnh về hệ tọa độ VN2000. Để chuyển đổi hệ tọa độ từ WGS84 sang VN2000 trên máy Garmin GPSmap 62SC, ta thực hiện các bƣớc nhƣ sau:

- Nhấn Menu 2 lần để có màn hình Menu chính. - Chọn Setup -> Position Format

Công ty Môi trƣờng đô thị (URENCO) Bộ TN & MT Bộ Xây dựng UBND thành phố Sở GTVT Sở TN & MT UBND các cấp dƣới Bộ TN & MT Bãi rác Khánh Sơn Các xí nghiệp môi trƣờng

- Chọn Map Datum, chọn User. Sau đó nhập các giá trị của ∆X= -00193, ∆Y= -00039, ∆Z= -00111

- Nhập xong các giá trị trên, nhấn Quit để thoát ra ngoài.

- Tiếp tục chọn Positon Format > User Grid > UTM và nhập các giá trị - False Easting : Đổi giá trị thành 500000.0m

- False Northing: Đổi giá trị thành 0.0m

- Longtitude Origin: nhập giá trị kinh tuyến trục của Đà Nẵng là 1070 45’.

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Bản đồ của Quận Cẩm Lệ đƣợc cung cấp là bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2013 ở dạng file .dgn từ Microstation. Để thuận lợi cho việc xây dựng bản đồ, tôi đã thực hiện số hóa bản đồ trên Mapinfo.

2.3.5. Phƣơng pháp GIS

Là phƣơng pháp chồng lớp các bản đồ thông tin lên bản đồ địa lý khu vực. Trong đề tài này, tôi thực hiện chồng lớp bản đồ thông tin về hệ thống quản lý, thu gom CTR SH lên các lớp đƣờng giao thông, lớp sông, lớp hành chính của quận Cẩm Lệ.

Giới thiệu về phần mềm MapInfo

MapInfo Professional là phần mềm hệ thống thông tin địa lí do công ty MapInfo (nay là Pitney Bowes) sản xuất. Phiên bản hiện hành là MapInfo Professional 10.5. Là một hệ GIS hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và một số nƣớc khác trên thế giới nhƣ Mỹ, Canada, Úc... Hơn nữa, MapInfo còn cung cấp một ngôn ngữ MapBasic giúp cho các lập trình viên có thể can thiệp vào cơ sơ dữ liệu cũng nhƣ phát triển các công cụ phục vụ cho mục đích của ngƣời dùng [10].

MapInfo Professional có các chức năng sau:

-Hỗ trợ tốt kiểu dữ liệu vectơ với các quan hệ topo

-Cho phép chồng xếp các định dạng ảnh (raster) làm nền bản đồ -Hỗ trợ in bản đồ

-Kết nối với Crystal Report (lập báo cáo dựa trên cơ sở dữ liệu địa lí của bản đồ)

-Lập trình tự động hóa công việc với MapBasic.

MapInfo là phần mềm biên tập bản đồ với nhiều tính năng, tuy nhiên, điểm vƣợt trội của MapInfo so với các phần mềm khác (MicroStation là điển hình) là khả năng biên tập bản đồ chuyên đề rất tốt với công cụ. MapInfo đƣợc xây dựng chủ yếu để xử lý các số liệu bản đồ có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ, vì vậy, ta thấy khả năng số hoá và thành lập bản đồ gốc không đƣợc hỗ trợ nhiều. MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác rất tốt, thông qua việc hỗ trợ việc mở và lƣu file với phần mở rộng rất đa dạng. Có công cụ chuyển đổi giữa các định dạng file.

Các đối tượng bản đồ chính mà MapInfo sẽ quản lý:

- Đối tƣợng vùng (region) thể hiện các đối tƣợng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các polygons, ellipes, hình chữ nhật... Ví dụ: vùng lãnh thổ địa giới một xã...

- Đối tƣợng điểm (Point) thể hiện vị trí cụ thể của các đối tƣợng địa lý. Ví dụ: điểm trụ sở UBND xã...

- Đối tƣợng đƣờng (Line) thể hiện các đối tƣợng không khép kín hình học. Chúng có thể là đƣờng thẳng, các đƣờng gấp khúc, các cung. Ví dụ: đƣờng phố, sông, suối...

- Đối tƣợng chữ (Text) thể hiện các đối tƣợng không phải là địa lý của bản đồ. Ví dụ: tên trụ sở UBND xã… [10].

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUẢN LÝ CTR SH TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Đánh giá hiện trạng dữ liệu công tác thu gom vận chuyển CTR SH tại quận Cẩm Lệ CTR SH tại quận Cẩm Lệ

a. Dữ liệu bản đồ

Bất cứ bản đồ nào cũng chứa các yếu tố địa lý cơ bản mà thiếu chúng sẽ không đọc đƣợc nội dung chuyên môn. Nó là nền đề tích hợp và cung cấp thông tin chuyên đề đồng thời là cơ sở để thành lập bản đồ chuyên đề.

Từ năm 2014 trở về trƣớc, công tác quản lý CTR SH đều thể hiện trên văn bản giấy. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc lập năm 2013 và lƣu trữ ở dạng file .dgn do Phòng TN&MT Quận Cẩm Lệ cung cấp tỷ lệ 1:10.000.

b. Dữ liệu thuộc tính

Hiện trạng tƣ liệu môi trƣờng thu thập đƣợc do XNMT và Phòng TN&MT quận Cẩm Lệ cung cấp hầu hết là các tƣ liệu trên giấy, tƣ liệu còn rất rời rạc gây khó khăn trong việc cập nhật thống kê.

Dữ liệu hiện trạng môi trƣờng CTR SH gồm các nhóm thông tin:

- CTR SH bao gồm khối lƣợng thu gom phát sinh trong thực tế, khối lƣợng thu gom qua các năm, phần trăm tỷ lệ thu gom, thành phần CTR SH đƣợc thu gom.

- Công tác thu gom bao gồm loại phƣơng tiện thu gom, số lƣợng nhân công phục vụ công tác thu gom, danh sách cán bộ công nhân viên xí nghiệp, lộ trình các tuyến thu gom, vị trí đặt thùng rác.

- Hiện trạng các trạm trung chuyển gồm các yếu tố kỹ thuật của trạm trung chuyển (diện tích, quy mô, các công trình bảo vệ môi trƣờng liên quan), vị trí điểm tập kết nâng rác, khối lƣợng tiếp nhận thực tế.

Bảng 3.1: Thông tin trạm trung chuyển

STT Tên trạm trung chuyển

Địa điểm Diện tích (m2)

Công suất hoạt động thực tế (tấn/ngày)

01 Hòa Thọ 394 CMT8 200 14

02 Hòa An 01 Yên Thế 200 10

(Nguồn: Xí nghiệp Môi trường Cẩm Lệ)

- Điểm tập kết nâng rác

Bảng 3.2: Thông tin điểm tập kết nâng rác

STT Phƣờng Số

điểm hẹn

Vị trí

1 Khuê Trung 09 Góc đƣờng Nguyễn Hữu Thọ-Xô Viết Nghệ Tĩnh

Xô Viết Nghệ Tĩnh-Nguyễn Phong Sắc

Xô Viết Nghệ Tĩnh-Xuân Thủy

Xuân Thủy- Hoàng Dƣ Khƣơng (3 điểm)

Trịnh Đình Thảo- Đỗ Thúc Tịnh Trần Phƣớc Thành-Nguyễn Duy Góc cuối đƣờng Trần Huấn 2 Hòa Thọ Đông 02 Trần Qúy Hai-Trần Văn Lang

Trừ Văn Thổ-Trần Văn Lan 3 Hòa Thọ Tây 01 Quốc lộ 1A gần chợ Hòa Cầm 4 Hòa Phát 02 676 Trƣờng Chinh

Ngã ba Nghi An

5 Hòa Xuân 10 Đô Đốc Lộc-Đƣờng 15m Văn Tiến Dũng-Đƣờng 15m

Văn Tiến Dũng- Góc Dƣơng Đức Nhan

Văn Tiến Dũng-Cổ Mân Mai 4 Văn Tiến Dũng-Liêm lạc 1 Lê Quảng Ba-Đô Đốc Lộc Đặng Nhơn-Phạm Ngọc Nhân Lỗ Gíang 23- Lỗ Gíang 22 Đỗ Tự-Hoàng Châu Ký Cổ Mân Cúc 1

6 Hòa An 0

(Nguồn:Xí nghiệp môi trường Cẩm Lệ và khảo sát thực tế)

- Lộ trình thu gom của xe cuốn ép (tham khảo phụ lục 1.5) và xe nâng gắp (tham khảo phụ lục 1.6)

3.1.2. Xây dựng bản đồ nền

Ta tiến hành số hóa bằng các công cụ Line, Polyline, Polygon, Symbol trên thanh Drawing sau khi đã chuyển file .dgn của Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Cẩm Lệ 2013 trong Microstation sang đuôi .dxf và Import vào Mapinfo. Bản đồ nền là kết quả chồng lớp của các lớp giao thông, thủy văn, ranh giới hành chính đƣợc xây dựng trên hệ quy chiếu WGS-84 và hệ tọa độ VN 2000.

Hình 3.2: Bản đồ nền quận Cẩm Lệ 3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu

Các lớp dữ liệu thiết kế gồm các kiểu sau: - Character: Trƣờng có kiểu kí tự

- Integer: Trƣờng có kiểu số nguyên - Float: Trƣờng có kiểu số thực - Logical: Trƣờng có kiểu logic

Bảng 3.3: Lớp dữ liệu vùng hành chính 6 phƣờng của quận Cẩm Lệ

Tên trƣờng Mô tả Kiểu

trƣờng

Độ dài trƣờng

DVHC Đơn vị hành chính Character 50

DIENTICH Diện tích Float

DANSO Dân số Integer

BINHQUAN_NGAY Khối lƣợng CTR SH phát sinh hằng ngày

Float

Nam_CapNhat Năm cập nhật Integer Từ dữ liệu trên ta có bảng dữ liệu hành chính của các phƣờng

Bảng 3.4: Lớp quản lý cơ cấu tổ chức nhân sự của Xí nghiệp môi

trƣờng Cẩm Lệ

Tên trƣờng Mô tả Kiểu trƣờng Độ dài trƣờng

HovaTen Họ và Tên Character 50

Chuc_vu Chức vụ Character 50

Khuvuc_phutrach Khu vực phụ trách Character 50

Ghi_chu Ghi chú Character 50

Bảng 3.5: Lớp quản lý điểm nâng CTR SH

Tên trƣờng Mô tả Kiểu trƣờng Độ dài

trƣờng

DiemNang Điểm nâng rác Character 50

X Kinh độ Float

Y Vĩ độ Float

Khoiluong Khối lƣợng tập trung/ngày Float

Bảng 3.6: Lớp dữ liệu quản lý trạm trung chuyển

Tên trƣờng Mô tả Kiểu trƣờng Độ dài

trƣờng

TENTRAM Tên trạm trung chuyển Character 50 DIENTICH Diện tích trạm Float

KHOILUONG Khối lƣợng thực tế tiếp nhận Float THANHPHAN Thành phần rác thải tiếp nhận Character 50

Bảng 3.7: Lớp dữ liệu quản lý các tuyến thu gom

Tên trƣờng Mô tả Kiểu trƣờng Độ dài trƣờng

Lo_Trinh Lộ trình thu gom Character 100 Loaixe Loại xe thu gom Character 50 Thung240_280 Thùng 240L và

280L

Integer

Thung660 Thùng 660L Integer Khoiluong Khối lƣợng thu gom Float

Bảng 3.8: Lớp dữ liệu quản lý vị trí đặt thùng rác

Tên trƣờng Mô tả Kiểu trƣờng Độ dài trƣờng Loai_thung Loại thùng Character 50

Tinh_trang Tình trạng hiện tại của thùng

Character 50

X Kinh độ Float

Y Vĩ độ Float

Ghi_chu Ghi chú Character 50

3.1.4. Kết quả khảo sát ngoài thực địa và bổ sung một số dữ liệu tọa độ còn thiếu tọa độ còn thiếu

Từ những thông tin dữ liệu do XNMT và Phòng TN&MT quận Cẩm Lệ cung cấp, nhằm làm rõ và có đủ cơ sở thực hiện đánh giá hiện trạng quản lý CTR SH tại quận Cẩm Lệ tôi đã tiến hành khảo sát các dữ liệu về tọa độ các điểm thùng (tham khảo phụ lục 1.1 và 1.2), tọa độ điểm nâng rác (tham khảo phụ lục 1.3), tọa độ trạm trung chuyển và xí nghiệp (tham khảo phụ lục 1.4), cũng nhƣ kiểm tra xem các số liệu trong giấy tờ có chuẩn xác so với ngoài thực địa hay không nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng bản đồ chuyên đề.

3.1.5. Xây dựng nội dung trình bày trên bản đồ Quản lý CTR SH

Đây là bản đồ chuyên đề về CTR SH nên khi thể hiện nền đồ giải, ta thể hiện khối lƣợng CTR SH bình quân mỗi ngày ở các phƣờng. Ta tiến hành xây dựng nền chất lƣợng bằng phƣơng pháp tô màu, phân khoảng thang tầng. Trình tự thực hiện:

Vào Menu Map > Create Thematic Map > Chọn Type: Rangers, tại mục Template Name chọn chế độ dạng vùng > Next. Sau đó xuất hiện bƣớc 02, tại hộp thoại này ta chọn Field với dạng BINHQUAN_NGAY > Next. Tại bƣớc cuối cùng, ta phân khoảng tại mục Ranges, Chọn màu tại mục Styles và thông tin chú giải tại mục Legend > OK

Hình 3.9: Hộp thoại Create Thematic Map Step 1

Hình 3.11: Hộp thoại Create Thematic Map step 3

Trạm trung chuyển và mạng lưới điểm nâng CTR SH ta sử dụng phƣơng pháp trọng lƣợng điểm để thể hiện quy mô khối lƣợng CTR SH tập trung hằng ngày. Trình tự thực hiện:

Vào Menu Map > Create Thematic Map > Chọn Type: Graduated, tại mục Template Name chọn Graduated Symbol Default > Next > Sau đó tiếp theo bƣớc hai tại hộp thoại ta chọn Field với dạng KHOILUONG > Next > Bƣớc cuối cùng ta chọn legend để chỉnh sửa chú giải.

Hình 3.12: Hộp thoại Create Thematic Map(Graduated) step 1

Hình 3.14: Hộp thoại Create Thematic Map (Graduated) step 3 3.1.6. Kết quả xây dựng bản đồ chuyên đề quản lý CTR SH tại quận Cẩm Lệ

Sau khi số hóa bản đồ và điền nhập các thông tin thuộc tính, ta có đƣợc các lớp bản đồ dƣới đây

Hình 3.16: Quy mô khối lƣợng rác tại các điểm nâng

Hình 3.18: Mật độ dân số và sự phân bố các điểm nâng rác

Sau khi đã thu thập đầy đủ các lớp thông tin bản đồ cơ bản nhƣ trên, chúng ta tiến hành phân tích và tổng hợp các thông tin bản đồ dƣới dạng các thông tin tổng hợp từ các thông tin ban đầu và các thông tin quan sát đƣợc qua bản đồ có thể đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau:

Một số phƣờng có diện tích nhỏ nhƣ: Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa An tuy nhiên lại là những khu vực tập trung dân số cao, tạo ra mật độ dân số cao từ 5812-9017 ngƣời/km2

từ đó CTR SH phát sinh tại các phƣờng này cao; tại Hòa Thọ Đông là 9.8 tấn/ngày, Hòa An là 13.9 tấn/ngày, Khuê Trung 17.3 tấn/ngày. Còn lại các phƣờng Hòa Phát, Hòa Xuân, Hòa Thọ Tây có diện tích lớn có số dân tƣơng đối nên mật độ dân số thấp hơn so với các phƣờng khác từ 1417-2162 ngƣời/km2, lƣợng CTR SH phát sinh của các phƣờng này là tƣơng đối, tại Hòa Phát là 9.1 tấn/ngày, Hòa Xuân là 8.3 tấn/ngày, Hòa Thọ Tây là 7.6 tấn/ngày. Nguyên nhân là do các khu thƣơng mại tập trung nhiều tại các phƣờng Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa An. Những phƣờng này về cơ bản đã thành lập từ lâu trƣớc khi chia tách khỏi quận Liên Chiểu và Hải Châu. Còn đối với các phƣờng Hòa Phát, Hòa Xuân thì đang trong giai đoạn đô thị hóa, phƣờng Hòa Thọ Tây là trung tâm của khu công nghiệp Hòa Cầm, nên lƣợng rác thải chủ yếu là rác thải công nghiệp đƣợc hợp đồng thu gom xử lý với Xí nghiệp dịch vụ môi trƣờng số 2. Nhƣ vậy lƣợng CTR SH tại các phƣờng này sẽ tăng cao trong tƣơng lai.

Hệ thống các điểm nâng tập kết rác thể hiện trên bản đồ giúp cơ quan quản lý CTR SH đánh giá một cách chính xác những ƣu điểm và nhƣợc điểm của hoạt động thu gom CTR SH trên địa bàn quận hiện nay, nhằm tìm ra những giải pháp tối ƣu đảm bảo cho việc vận hành hệ thống này một cách tốt nhất đồng thời đảm bảo giảm thiểu các ảnh hƣởng của nó đến hoạt động sống của ngƣời dân.Theo hình 3.16 và hình 3.18 ta có thể thấy rằng phƣờng Khuê

Một phần của tài liệu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý gis trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)