* Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Vì sao các sĩ phu lại đề ra cải cách?
HS: Trước tình trạng đất nước ngày càng khốn đốn GV: Nội dung của cuộc cải cách là gì?
HS: Đổi mới về nội trị ngoại giao kinh tế, xã hội
GV: Hãy nêu tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX và nội dung của những đề xướng cải cách?
HS: Nêu những sự kiện và tiêu biểu trong sách giáo khoa GV: Tiêu biểu nhất lúc bây giờ?
HS: Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần, duy tân đất nước đều không được chấp nhận
GV: Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện đề cấp đến những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo (dây trên 100 trang) đưa đất nước theo con đường tư bản GV: Gt chân dung phát hoạ và tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ, nội dung của đề nghị cải cách của ông. Nhưng cuối cùng tất cả những cải cách không thực hiện được nhưng tên tuổi và những đề nghị của ông vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam liên hệ thực tế.
“Mặt trời cho dẫu không soi đến Hướng dương vẫn nép cánh hoa quỳ”
* Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Các sĩ phu đề ra cải cách họ sẽ gặp những khó khăn gì? HS: bị ganh tị, ghen ghét thậm chí nguy hiểm đến tính mạng GV: Song họ vẫn mạnh dạn đề ra những cải cách vì sao? HS: Vì họ có lòng dũng cảm, yêu nước thẳng thắn
GV: Vì sao những cải cách duy tân không thực hiện được? HS: Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong chưa động chạm và giả quyết 2 mâu thuẫn của xã hội Nhà Nguyễn bảo thủ không thích ứng với hoàn cảnh nêu những cải cách trên không thực hiện được
GV: Mặc dù vậy những trào lưu cải cách trên có ý nghĩa gì? HS: Gây tiếng vang lớn trong xã hội, tấn công vào tư tưởng bảo thủ của chế độ phong kiến, thể hiện trình độ nhận thức của con người Việt Nam
GV: Có thể liên hệ với tình hình hiện nay về những đổi mới của Đảng ta nhất là đại hội đại biểu lần thứ 6
I/ Tình hình Việt Nam nửa thế kỷXIX: XIX:
- Nửa thế kỷ XIX tình hình kinh tế, chính trị xã hội nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân lại nổ ra
II/ Những đề nghị cải cách ở việtnam vào nửa cuối thế kỷ xix: nam vào nửa cuối thế kỷ xix:
- Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn các sĩ phu đề ra những cải cách: đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá…
- Tiêu biểu: + Nguyễn Trường Tộ + Nguyễn Lộ Trạch
III/ Kết cục của các đề nghị cảicách: cách:
- Các đề nghị cải cách trên không được thực hiện
Vì:
+ Chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, chưa giải quyết 2 mâu thuẫn của xã hội
+ Nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu…
4/ Củng cố:
- Tình hình kinh tến chính trị của nước ta ½ cuối thế kỷ XIX? Nguyên nhân dẫn đến các cuộc k/n nông dân?
- Nội dung của ácc đề nghị cải cách; vì sao các cải cách không thực hiện được?
5/ Hướng dẫn tự học:
a/ Bài vừa học: Như đã củng cố
b/ Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 29
Ngày soạn: 01/4/2008. Ngày dạy: 03-10/4/2008
CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897- 1918
Tiết: 46, 47 Bài 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Mục đích và nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam về tổ chức bộ máy nhà nước, về kinh tế, văn hoá, giáo dục.
- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi: giai cấp phong kiến, nông dân, công nhân đều có biến đổi; Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới ra đời; Xu hướng cách mạng mới đã xuất hiện.
2/ Tư tưởng: