Hướng cài đặt OpenGLES 2.0 trên Java ME

Một phần của tài liệu TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH COOG NGHỆ PHẦN MỀM (Trang 64)

, có thể chia thành 3 hướng tiếp cận chính.

4. Hướng cài đặt OpenGLES 2.0 trên Java ME

Lê Nguyễn Tuấn Thành Cán bộ hướng dẫn:

MSV: 04020341 ThS. Vũ Quang Dũng

Email: daidungsi@yahoo.com ThS. Trần Thị Mai Thương

1. Giới thiệu

Trong khoảng chục năm nay, các ứng dụng 3D dành cho thiết bị nhúng, thiết bị cầm tay ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phát triển. Với sự hỗ trợ của phần cứng, các chuNn đồ họa cũng được hoàn thiện dần. Khóa luận tập trung nghiên cứu về

OpenGL ES 2.0 kết hợp với nền tảng Java ME dành cho thiết bị nhúng. Với mục đích nghiên cứu công nghệ 3D, khóa luận hướng tới xây dựng một nền tảng đồ họa 3D hỗ trợ OpenGL ES 2.0 trên ngôn ngữ Java, cho phép phát triển các ứng dụng đồ họa 3D dễ dàng.

2. Tổng quan về OpenGL ES 2.0

OpenGL được coi là một đối thủ cạnh tranh với DirectX của Windows trong lĩnh vực

đồ họa. Phần này giới thiệu tổng quan các kiến thức liên quan đến OpenGL, OpenGL ES, EGL, GLSL, những thành phần không thể thiếu được trong quá trình tìm hiểu về đặc tả đồ họa 3D.

Đồng thời, khóa luận cũng nêu lên những cải tiến, ưu việt của OpenGL ES 2.0 so với các phiên bản trước đó. OpenGL ES 2.0 cho phép phát triển các ứng dụng 3D nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn do tính chuyên môn hóa và sự tham gia của nhiều công ty vào quá trình phát triển.

3. Cài đặt đồ họa 3D trên Java ME

Hiện tại, Sun cung cấp 2 giao diện đồ họa 3D: Mobile 3D graphics API (JSR 184) và Java

Binding for OpenGL ES (JSR 239). Mobile 3D graphics API (viết tắt là M3G) là giao diện do Sun phát triển theo tư tưởng của OpenGL dành cho các thiết bị nhúng. Tuy nhiên, M3G được theo dựng theo hướng đối tượng, quản lý đối tượng một cách tổng thể, chung nhất thông qua một scenegraph. Người dùng định nghĩa các đối tượng, thuộc tính của các đối tượng và tương tác giữa các đối tượng. Khác với M3G, Java Binding for OpenGL ES cài đặt các đặt tả của OpenGL ES 1.x bằng ngôn ngữ Java, cho phép các lập trình viên đã quen thuộc với OpenGL trên các ngôn ngữ khác có thể phát triển các

ứng dụng tương tự trên Java. Tuy nhiên cài đặt OpenGL ES trên Java yêu cầu phần cứng phải hỗ trợ OpenGL ES 1.0.

4. Hướng cài đặt OpenGL ES 2.0 trên Java ME Java ME

Hiện tại, phần cứng hỗ trợ OpenGL ES 2.0 vẫn đang trong quá trình phát triển và sẽ xuất hiện trong vài năm tới. Phần này đề cập đến cách cài đặt OpenGL ES 2.0 trên Java ME. Do OpenGL ES 2.0 sử dụng GLSL, một ngôn ngữ

gần giống như C/C++ nên trước tiên phải xây dựng một bộ biên dịch để diễn dịch các câu lệnh của GLSL. Tiếp đó, một bộ liên kết sẽ tiến hành liên kết các mã đã được biên dịch với bộ

thư viện để tạo ra các mã có thể thực thi. Lập trình viên chỉ quan tâm đến việc tạo các hiệu

ứng cho các mô hình đồ họa đã được dựng sẵn bằng các chương trình phần mềm chuyên dùng

để tạo mô hình. Việc liên kết các mô hình và mã nguồn do lập trình viên viết sẽ do engine của OpenGL ES 2.0 đảm nhiệm.

5. Thực hành

Tiến hành thử nghiệm các kết quả lý thuyết thu được bằng các công cụ có sẵn. Khóa luận sử dụng bộ toolkit của Sun : Java Wireless Toolkit 2.5.2 để thực hành các chương trình OpenGL ES 1.x (do bộ toolkit này chưa cài đặt OpenGL ES 2.0). Để thực hành các chương trình shader của OpenGL ES 2.0, khóa luận sử

dụng Shader Designer của TyphoonLabs. Chương trình cho phép viết các chương trình shader tạo hiệu ứng cho các mô hình dựng sẵn. Hiện tại, AMD cung cấp bộ RenderMonkey IDE 1.81 cho phép viết thử nghiệm các ứng dụng OpenGL ES 2.0 trên các thiết bị nhúng sẽ được AMD phát hành trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH COOG NGHỆ PHẦN MỀM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)