Đặc điểm thạch học trầm tích Miocen dưới hệ tầng Bạch Hổ

Một phần của tài liệu Luận Văn thac si Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu (Trang 84)

Mẫu lõi đá trong lát cắt miocen dưới được lấy ở khoảng độ sâu 3300- 3308m/CSTĐ 3231,5-3326,5m trong giếng khoan X-1X. Khi so sánh với tài liệu địa vật lý giếng khoan, khoảng lấy mẫu thực tế hạ sâu xuống thêm 3m (3303- 3311m/CSTĐ 3234,5-3329,5m). Bề dày tầng sản phẩm trong lát cắt của giếng khoan là 95m.

Phân tích vật liệu mẫu lõi chỉ ra rằng, trong cấu tạo của tầng sản phẩm có sự tham gia của cát kết, bột và sét kết. Bề dày phân lớp nằm trong khoảng 0,3-1,9m. Cát kết màu xám hiếm hơn màu xám tối thạch anh- felspat, dạng arkos, cậu tạo khối và phân lớp dạng thấu kính, kiến trúc hạt mịn- trung, với hỗn hợp hạt không đều (đến 1mm) từ 0,45-8,5%, lẫn bột (trung bình 16%), sét trung bình yếu

(4,7-10,7%). Cát kết có độ chọn lọc trung bình đến tốt, với kích thước trung bình của hạt từ 0,1-0,28mm. Ở màu xám tối hàm lượng của vật liệu sét tăng đến 20% và bột tăng 37%.

Thành phần khoáng vật chủ yếu là feldspat 35-50%, ít hơn một chút là thạch anh 35-42%, các mảnh đá chiếm 5-10%, mica có giá trị không nhiều. Phần lớn feldspat bị pelit hóa và kalinit hóa.

Xi măng trong cát kết là sét dạng màng và lấp đầy, từng khu vực nhỏ phát triển xi măng canxit dạng cơ sở lấp đầy (5-15%), làm giảm đáng kể đặc tính thấm chứa của đá. Trong toàn bộ, đọ carbonat của cát khoảng 0.1-0.8%. Tiếp xuc giữa các hạt là tiếp xúc đường và uốn lượn, ít hơn có tiếp xúc điểm.

Bột kết trong khoảng lấy mẫu lõi có màu xám tối, đặc trưng là hàm lượng vật liêuh sét tăng cao (trung bình chiếm 23%), độ cát không đều (2-14%, phân lớp đến 40%). Đá với cấu tạo phân lớp mỏng, uốn lượn và dạng thấu kính, với lấm tấm pyrit, hàm lượng của nó chiếm hầu như 3%. Bột kết trong thành phần hệ số So= 1,6-1,8 có độ chọn lọc trung bình, đường kính kích thước hạt thay đổi trong phạm vi hẹp 0,03-0,06mm. Xi măng sét ở dạng màng và lấp đầy, những khu vự nhỏ phát triển xi măng canxit dạng bazan (đến 2,4%).

Trong thành phần khoáng vật sét của đá và bột kết chủ yếu là clorit (70%), kaolinit chiếm trung bình 19,6%, thủy mica 6,9%, lớp hỗn hợp illit-smectit 3,3%. Trong thành phần này kaolinit có mặt chỉ trong dạng xi măng lấp đầy, còn loại xi măng màng là thành phần thủy mica-clorit, ảnh hưởng không tốt đến đặc tính thấm lọc của đá.

Không gian rỗng của đá được nghiên cứu ở 12 lát mỏng nhuộm màu từ các dạng cát và bột kết.

Cát và bột kết có đặ tính chứa trung binh- cao, giá trị trung bình đọ rỗng hở chiếm 12,85% (tring khoảng 7,3-19,1%). Không gian rỗng chỉ liên quan đến giữa hạt, lỗ hổng bên tỏng hạt thì không thường xuyên, khá hiếm có các khe nứt nguồn gốc trầm tích.

Giá trị rỗng thấp hơn thể hiện trong phân lớp bột màu xám- tối, chứa nhiều sét (độ sét chứa đến 24,7 %) và trong cát kết với xi măng carbonat (độ carbonat đến 15%).

Chỉ số độ thấm khí theo số liệu phòng thí nghiệm mô hình hóa và vật lý vỉa thay đổi 0,1-92mD, tương ứng với giá trị thấp nhất là dạng bột sét. Trong chỉ số độ thấm của khoảng này bị ảnh hưởng do sự có mặt của xi măng carbonat, độ chọn lọc của các mảnh vụn là trung bình, hàm lượng của xi măng sét tăng lên và chủ yếu là thành phần clorit.

Bề dày của phân lớp sét trong khoảng lấy mẫu lõi chiếm 1,9m. Sét kết màu xám tối, mịn với hỗn hợp hạt bột – cát không đều, pyrit tán xạ phân lớp mỏng, phân lớp dạng thấu kính mỏng, nứt nẻ, với các gượng trượt. Phân lớp của sét chứa vôi không đều, ở chúng phát triển siderit dạng vón cục không thường xuyên.

Theo kết quả phân tích dạng rơn ghen thành phần hợp phần sét trong sét mịn, phân biệt từ sự khác biệt của bột cát, hàm lượng của clorit giảm xuống đến 25% và hàm lượng thủy mica tăng đến 26%. Ngoài ra, rải rác còn có sự có mặt của smectit (1,2%).

Một phần của tài liệu Luận Văn thac si Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)