Tầng chắn mang tính địa phương

Một phần của tài liệu Luận Văn thac si Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu (Trang 58)

Các tập sét xen kẽ trong Miocen và Oligocen là các tầng sét mang tính địa phương nhưng cũng rất quan trọng đối với các vỉa sản phẩm, bao gồm ba tầng chắn địa phương tương tự như đối với bể Cửu Long.

Tầng chắn mang tính địa phương I:

Tầng chắn Miocen được thành tạo trong môi trường biển nông, chứa nhiều sét (>50%) với chiều dày ổn định nằm phủ trực tiếp lên các vỉa sản phẩm 23, 24. Chiều dày dao động từ 60 – 150m. Hệ số phân lớp 0,1 – 0,47. Sét phân lớp dày, phát triển rộng khắp trong phần trũng sâu của bể.

Tầng chắn mang tính địa phương II:

Tầng sét thuộc hệ tầng Trà Tâm giữa và trên phát triển chủ yếu trong phần trũng sâu của bể. Chiều dày tầng sét dao động từ 0 đến vài trăm mét. Sét có nguồn gốc đầm hồ, tiền delta, phân lớp dày và có khả năng chắn tốt. Đây là tầng chắn quan trọng, quyết định sự tồn tại của các bẫy chứa là móng nứt nẻ trước Kainozoi.

Tầng chắn mang tính địa phương III:

Tầng sét thuộc hệ tầng Trà Cú. Đây là tầng chắn mang tính cục bộ, có diện tích phân bố hẹp. Chúng thường phát triển bao quanh các khối nhô móng cổ, rất hiếm khi phủ kín cả phần đỉnh của khối nâng móng. Sét chủ yếu là đầm hồ, phân lớp dày, có khả năng chắn khá tốt, đặc biệt là đối với các thân cát lòng sông nằm dưới hoặc trong chúng. Những phát hiện dầu trong Bạch Hổ, Đông Rồng và khí condensat (Sư Tử Trắng) là những bằng chứng về khả năng chắn của tầng này.

Hình 4.4: Sự phân bố các tầng chắn trên mặt cắt địa chấn

Một phần của tài liệu Luận Văn thac si Nghiên cứu mối tương quan giữa độ thấm, độ rỗng theo kích thước hạt trung bình dựa trên tài liệu mẫu (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)