- TK 154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Ngoài tiền lương theo đơn giá được hưởng, cuối tháng sản xuất nếu tiết kiệm được chi phí vật tư, nhà máy còn được hưởng phần tiết kiệm vật tư theo tỷ
3.2 Các đề xuất kiến nghị Về tổ chức công tác kế toán:
Về tổ chức công tác kế toán:
Về hạch toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định:
Công ty cần xếp đúng tài sản vào các khoản mục tương ứng theo quy định của Chế độ, cụ thể là những tài sản có thời gian sử dụng lâu hơn một năm nhưng giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng thì không thể xếp vào mục Tài sản cố định và trích khấu hao mà cần chuyển thành tài sản lưu động (công cụ dụng cụ) và có thể tiến hành phân bổ giá trị vào chi phí trong nhiều kỳ.
Chi phí khấu hao phân bổ cho sản phẩm vát cạnh và sản phẩm mài bóng cần được điều chỉnh. Việc phân chia tỷ lệ khấu hao cho 2 loại sản phẩm này có thể dựa theo tiêu thức phân bổ theo tỷ trọng đầu tư của máy vát cạnh trong tổng số đầu tư dây chuyền mài. Từ đó việc xác định giá trị khấu hoa sẽ chính xác hơn cho từng loại sản phẩm, tránh được sự bình quân dẫn đến sự phản ánh giá thành không chính xác.
Về kế toán lương và các khoản trích theo lương:
- Như trên đã phân tích, việc công ty không trích trước lương phép cho công nhân sản xuất sẽ dẫn tới sự mất ổn định trong hoạt động sản xuất, cũng như làm sai
lệch giá thành. Công ty nên thực hiện việc trích trước tiền lương phép của công nhân sản xuất vào tài khoản 335 "Chi phí phải trả".
Quy trình trích trước lương phép được thực hiện như sau:
Mức tính trước hàng tháng của công nhân trực tiếp sản xuất trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ trích trước theo kế hoạch.Từ đầu năm, kế hoạch phải ước tính được tiền lương nghỉ phép trong năm, có thể căn cứ vào số nghỉ phép thực tế của năm trước hoặc dự báo kế hoạch nghỉ phép năm.
Tính tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép năm theo kế hoạch (%)
Tỷ lệ trích trước = Qũy lương phép kế hoạch x 100
Tổng quỹ lương KH năm của toàn bộ lao động
Hàng tháng kế toán xác định mức trích trước lương ghi chi để lập quỹ lương phép:
Mức trích lương ghi chi
= Tỷ lệ trích trước x Quỹ lương tháng thực tế Kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 622, 627…
Có TK 335: Chi phí phải trả về lương phép Căn cứ thực tế nghỉ phép tính mức lương phải trả thực tế để chi lương phép từ quỹ đã lập. Định khoản:
Nợ TK 335 Có TK 334
Cuối năm thực hiện quyết toán chênh lệch lương phép thực hiện trước ngày BCTC được lập. Nếu có chênh lệch thì điều chỉnh chi phí có liên quan trực tiếp.
- Công ty cũng cần điều chỉnh lại mẫu và đổi tên "Bảng phân bổ lương và các khoản khấu trừ lương" thành "Bảng phân bổ lương và Bảo hiểm xã hội" cho đúng với chế độ.
Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Theo em, việc Công ty phân bổ hết giá trị của công cụ dụng cụ một lần vào chi phí, kể cả những công cụ có giá trị tương đối lớn và có thời gian sử dụng nhiều hơn
một kỳ là chưa hợp lý. Công ty chỉ nên dùng phương pháp phân bổ 1 lần những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ vào chi phí trong kỳ, còn những công cụ dụng cụ có giá trị lớn thì cần phải phân bổ nhiều lần để đảm bảo việc tính giá thành được chính xác hơn. Việc phân bổ này được thực hiện thông qua TK 242 "Chi phí trả trước dài hạn". Muốn việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ hợp lý, Công ty phải xác định được giá trị cũng như thời gian sử dụng của mỗi loại để từ đó phân loại và phân bổ công cụ dụng cụ được chính xác.
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần, kế toán ghi: Nợ TK 242
Có TK 153
Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 627 : Giá trị phân bổ
Có TK 242